Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng potx (Trang 57 - 58)

II. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Côngty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.1. Khai thác nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp

Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn bằng tiền cho hoạt động SXKD là mong muốn của tất cả các nhà quản lí. Tuy nhiên, không có một doanh nghiệp nào có đủ khả năng ấy trong khoảng thời gian ngắn, buộc các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc rì hoãn các khoản phải trả, phải nộp. Đó chính là các nguồn tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn chưa khai thác hết nguồn tài trợ ngắn hạn. Điều đó thể hiện ở chỗ công ty đã tập trung vào các khoản vay dài hạn, trong khi đó các khoản vay ngắn hạn lại ở mức thấp. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ ngắn hạn không phải trả chi phí sử dụng như các khoản ứng trước của khách hàng để trang trải chi phí sản xuất, phải trả người bán... chiếm tỉ lệ nhỏ.

Cơ cấu VLĐ được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, nên công ty cần cân đối giữa các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn, bởi vì hiện nay nợ dài hạn thường có tỉ lệ lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn. Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, công ty nên tận dụng tối đa các nguồn tài trợ không phải trả chi phí sử dụng; công ty nên yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản tiền nhất định, đủ để trang trải một phần chi phí trong quá trình đặt hàng làm dự án...

Trong năm 2004, công ty đã khai thác thêm nguồn tài trợ cho VLĐ từ khoản phải trả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng potx (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)