Làm tăng lợi nhuận cho công ty và sự tăng trưởng trong kinh doanh tạo vị trí vững chắc trên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng potx (Trang 45 - 46)

II. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Côngty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.

làm tăng lợi nhuận cho công ty và sự tăng trưởng trong kinh doanh tạo vị trí vững chắc trên

thương trường. Đây là bước thành công trong công tác quản lí hàng tồn kho của công ty năm 2003. Tuy nhiên, công ty cần xác định rõ chi phí tồn kho, chu kỳ sản xuất kinh doanh cho một đơn đặt hàng để từ đó hoàn thiện hơn công tác quản lí hàng tồn kho.

Các khoản TSLĐ khác của công ty gồm tạm ứng và chi phí trả trước ở năm 2002, chiếm 6,5% VLĐ nhưng đến năm 2003 đã giảm xuống còn 2,34%, sang năm 2004 còn 2,17%. Khoản tạm ứng gồm có tiền tạm ứng cho người đi mua hàng hoá, tạm ứng cho CBCNV đi công tác chưa hoàn lại; tạm ứng năm 2003 giảm 95.528 ngàn đồng, với tỉ lệ giảm 1,3%; sang năm 2004 giảm tiếp 8.272 ngàn đồng, tỉ lệ giảm là 3,16%. Lượng giảm như vậy là khá lớn, công ty đã thu hồi lại được phần lớn số tiền tạm ứng để tránh thất thoát VLĐ.

Từ năm 2002, nền kinh tế trong nước tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trung bình 6,8%, việc áp dụng các chính sách mới của nhà nước đã đi vào ổn định. Sang năm 2003 - 2004, mở ra thêm nhiều cơ hội mới, môi trường kinh doanh của công ty thuận lợi hơn, việc ổn định của thị trường hàng hoá và giá cả làm cho các khoản chi phí trả trước về chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp, thuê lao vụ dịch vụ phát sinh trong năm phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty giảm, theo số liệu tính được năm 2003 là 39.415 ngàn đồng, đã giảm 61.508 ngàn đồng so với năm 2002, sang năm 2004 là 39.012 ngàn đồng và giảm 403 ngàn đồng so với năm 2003.

Qua việc nghiên cứu về VLĐ của công ty ta thấy trong cơ cấu VLĐ các khoản vốn bằng tiền tăng, các khoản phải thu tăng còn các khoản vốn hàng tồn kho và TSLĐ khác có chiều hướng giảm bớt, vấn đề nổi lên trong quản lí VLĐ của công ty chính là việc quản lí đối với bộ phận vốn trong thanh toán mà đặc biệt là công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và quản lí các khoản phải thu của khách hàng của công ty.

2.3. Đánh giá tình hình tổ chức sử dụng VLĐ của công ty

Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những khoản phải thu, phải trả để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện, liên tục. Các doanh nghiệp thường xuyên bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn lẫn nhau, nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, công ty không có khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy, để làm rõ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng potx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)