Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và ô nhiễm

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 55)

D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh

c.Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và ô nhiễm

Cải tiến quy chế quản lý môi trường có thểđạt được tác động về môi trường và nghèo đói nếu các hoạt động tập trung vào làm giảm tác động ô nhiễm công nghiệp đến

sức khoẻ của nhóm có thu nhập thấp. Sức khoẻ môi trường trong mối quan hệ với ô nhiễm công nghiệp có liên quan nhiều đến vấn đề chính sách cho nhóm có thu nhập thấp hơn là xoá đói giảm nghèo. Cần cải tiến khung pháp lý và cùng tiến hành biện pháp cho cả khu vực công nghiệp và khu dân cư. Hiện tại, những thách thức lớn và Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh công nghiệp nghề thủ công đang phát triển cũng tương tự như những thách thức mà Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang gặp phải trong quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ.

Vấn đề ô nhiễm từ công nghiệp nghề thủ công: Tác động của công nghiệp nghề thủ công trong và quanh vùng đồng bằng sông Hồng đến sức khoẻ người nghèo cần được quan tâm kịp thời (Ngân hàng thế giới, 2006). Việc phát triển ồ ạt không có kiểm soát của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ sẽ gây ra ô nhiễm nặng nề. Để ngăn chặn tình trạng phát triển tràn lan như hiện này sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc. Trước hết, khung quy định của nhà nươớ về công nghiệp nghề thủ công cần được ban hành và áp dụng. Thứ hai là cơ chế hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất và sử dụng công nghệ tiên tiến cần được áp dụng. Cần quan tâm đến tác động của các hoạt động này đến các nhóm xã hội có thu nhập thấp trong mọi thời điểm. trong khi việc kiểm soát ô nhiễm nước thải từ công nghiệp nghề thủ công là ưu tiên số một thì chúng ta cũng cần chú ý đến các xã và khu vực lân cận bị ảnh hưởng đến nguồn nước giếng đào. Việc giám sát chất lượng nước giếng đào cần đợc mở rộng và cần triển khai các chương trình cung cấp nước sạnh cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo.

Ô nhiễm là đặc điểm nổi bật của các làng nghề vì ởđây vấn đề môi trường đang rất được quan tâm. Ô nhiễm công nghiệp

trong nhiều trường hợp gây tác động xấu đến mọi người, cả giàu và nghèo nhưng người nghèo có ít phương án đối phói với tác động từ ô nhiễm hơn. Không còn nghi ngờ gì chúng ta chỉ được chọn một trong hai, giữa xoá đói giảm nghèo và chất lượng môi trường trong thập kỷ qua, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Người nghèo thành thị không tham gia nhiều vào các ngành công nghiệp có nguy cơ về bệnh nghề nghiệp cao và liên quan đến ô nhiễm, đặc biệt ngành công nghiệp có quy mô nhỏ. người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động đến sức khoẻ nhất do ô nhiễm gây ra - chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo tại các khu đô thị mới. Ở các thành phố lớn, người nghèo sống tại các khu vực bị ô nhiễm công nghiệp nhiều hơn và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và thảm hoạ thiên tai nhiều hơn.

Nghiên cứu điểm tại xã Chi Dao tỉnh Thái Bình

Xã Chi Dao là xã chuyên làm tái chế pin chì, cả hộ nghèo không làm nghề và hộ giàu làm nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các nguồn ô nhiễm khác nhau. Các hộ làm nghề (chỉ có 25 hộ trong tổng số 500 hộ) sống và làm việc ngay cạnh nguồn nước bị ô nhiễm. Nước thải ở đây đo được có độ chì cao hơn 15 lần mức chuẩn cho phép và được thải ra ao hoặc khu đất cạnh nhà. Người nghèo trong xã thường được các hộ làm nghề thuê để đốt và thu gom chì phế thải và do đó họ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chất độc thải ra. Chì có trong không khí tại thôn Chi Dao đo được khoảng 4.600 lần so với mức chuẩn cho phép (Tài và cộng sự 2006)

Lỗ hổng: Cơ chế thể chế và hỗ tợ hiện nay của Chính phủ áp dụng cho các làng nghề thủ công vẫn còn yếu. Hiệu quả điều phối giữa các ban ngành địa phương như Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&CN trong việc hướng dẫn và giám sát quá trình phát triển làng nghề còn yếu.

Các mối liên quan khác chưa được thảo luận trên các diễn đàn bao gồm: Làm thế nàp để bảo vệ môi trường có thể được đưa vào trong quy hoạch phát triển làng nghề? Hạ tầng cơ sở có cần được xây dựng trước khi tiến hành hoạt động làng nghề không? Ở

mức thu nhập hoặc tính luỹ vốn nào thì người làm nghề có thể bắt đầu áp dụng phương thức bền vững? Cơ chế thể chế hiện nay là gì và Chính phủ hỗ trợ gì cho các làng nghề? Hoạt động điều phối giữa các cơ quan như Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&CN trong việc hướng dẫn và giám sát phát triển làng nghề là gì?

Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã trở thành phổ biến ở Việt Nam, cả các tỉnh nghèo. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2006 thì có 3 lý do chính giải thích sự khác biệt giữa các nhóm có thu nhập khác nhau về việc sử dụng thuốc trừ sâu cần được lưu ý trong quá trình hoạch định chính sách. Trước hết làsựđa dạng phong phú cho thấy sự tương quan với các nhóm thu nhập. Đây là bằng chứng sát thực về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Thứ hai là nhiều sự khác biệt có thể có xu hướng ra tăng. Do các hộ giàu có thể ngày càng tránh không sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố nên họ có thể vẫn tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc trừ sâu này. Thứ ba là cả hộ giàu và nghèo đều có nguy cơ bịảnh hưởng đến sức khoẻ trong một môi trường mà diện tích trồng lúa là chủ yếu. Ô nhiễm bị truyền nhiễm dô khuếch tán có thể là vấn đề lớn đối với những ai sống trong môi trường này.

Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra rằng chính sách hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố là một chính sách hay vì có tác động tích cực tổng thểđến cả nghèo đói và môi trường. Tuy nhiên, chính sách này có thể chỉ xem xét đến những vấn đề cho người nghèo. Những nông dân nghèo dự kiến sẽ tham gia ít hơn trong hoạt động nông nghiệp trừ khi họ được hưởng một chính sách hợp lý. Trình độ giáo dục cao và khả năng tiếp cận thông tin tốt có thể là cơ hội tạo ra các chương trình thông tin về sử dụng thuốc trừ sâu. Những bức thông điệp này có thể giúp họ thay đổi thái độ và hành vi khi sử dụng thuốc trừ sâu.

So với các gia đình khá giả thì người nghèo thường tiếp xúc nhiều hơn với thuốc trừ sâu. Điều này có phải là do họ không có sự lựa chọn nào khác? (i) không có trang thiết bị an toàn (ii), người nghèo tham gia việc đồng nhiều hơn (iii) hay người nghèo cũng nhận thức như người giàu về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu nhưng họ thiếu thông tin – cái có thể giúp họ tránh được những mối nguy hiểm?

2. Nước sạch, sức khoẻ và vệ sinh môi trường

a. Nước, sc kho và v sinh môi trường trong các chính sách

Chiến lược tài nguyên nước: đến năm 2020

Chiến lược này đã được Thủ tướng phê duyệt trước khi có SEDP. Văn kiện này là một bước đột phá trong việc thiết lập một khung chính sách tổng thểđể quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước. Phiên bản lúc đầu nội dung này đề cập đến các vấn đề như các nguyên tắc, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện. Chiến lược đưa ra danh sách 18 khu vực ưu tiên tiến hành triển khai, giao trách nhiệm cho các Bộ cho toàn bộ giai đoạn 2006-2010 (VDR, 2007). Vấn đề cơ bản hơn là Chiến lược tài nguyên nước có sự thay đổi cơ bản về phương pháp quản lý và tài chính liênquan đến nước. Việc xem nước như là một sản phẩm kinh tế tạo cơ hội đểđầu tư nhiều hơn cho ngành này và thay thế các biện pháp hành chính hiện nay.

Chiến lược bổ sung thêm cơ sở pháp lý cho Nghịđịnh Cấp phép nước đã được ban hành trước đó vào năm 2004. Nghị định này là công cụ quan trọng nhất tính đến thời điểm này về vấn đề quản lý nguồn nước tổng hợp, quy hoạch vùng hạ lưu sông và các hoạt động khác. Nghịđịnh là cơ sở pháp lý cho các tổ chức và cá nhân khai thác và sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, nó đề cập đến quyền hợp pháp cung cấp nước cho một số nơi nhất định cho mục đích cụ thể nào đó trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn

lỗ hổng thể chế rất quan trọng trong Nghị định này, đặc biệt trong công tác quản lý nguồn nước tổng hợp. Mối liên hệ sinh thái giữa quản lý và phát triển chất thải từ nước và đất cũng chưa được giải quyết hợp lý.

b. Các chương trình quc gia

Các chương trình cung cấp nước sạnh và vệ sinh nông thôn

Chương trình này được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT. Chương trình cung cấp nước sạch nông thôn đặt ra các mục tiêu sau: (i) Đánh giá ít nhất 60 lít nước sạch/ngày theo tiêu chuẩn quốc gia, nhà xí vệ sinh và vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường thôn và xã cho tất cả các xã đến năm 2020. (ii) đánh giá ít nhất 60 lít nước sạch/ngày theo tiêu chuẩn quốc gia và đánh giá 70% nhà xí vệ sinh và vệ sinh cá nhân cho toàn bộ người dân đến năm 2010. (iii) nước sạch và nhà xí vệ sinh cho tất cả các nhà trẻ mẫu giáo, trường học và các cơ sở giáo dục khác.

Chương trình đã huy động được 1200 tỷ đồng và xây dựng được 65.000 trạm cung cấp nước sạch (trong đó có 1000 trạm nước sạch công cộng) cung cấp nước sạch cho khoảng 6 triệu người. kết quả này đã giúp tăng tỷ lệ hộ có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch lên 42% năm 2000 từ mức 38% năm 1998 (tương đương với mức tăng hàng năm là 5%). Vốn ngân sách nhà nước và từ các tổ chức quôố tếđược huuy động cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, miền núi và hải đảo. Do đó, các khu vực này đã có tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng từ 12-16%. Ngoài ra, còn nhiều mô hình thử nghiệm về vệ sinh môi trường, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ và phòng ngừa ô nhiễm cảnh quan địa phương cũng đã được tiến hành. Nhiều mô hình công nghệ mới về cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh đã được đưa ra và tổ chức nhiều khoá học cho cán bộ trực tiếp thực hiện dự án. Năm 2000, khoảng 20% số hộ (chiếm 2,8 triệu hộ) sử dụng nhà xí vệ sinh và 15% chuồng trại đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

c. Các d án

Trong những bài học có được gần đây tại Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Phú Thọ, thông qua chiến lược nước sạch và vệ sinh nông thôn, cũng như các chương trình tăng cường sức khoẻđô thị và ven đô và chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ, những bài học sau cần được lưu tâm:

• Cải thiện sức khoẻ cần hài hoà cả phương thức truyền thống và hiện đại đểđạt hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong hành vi chăm sóc sức khoẻ. Phương pháp PHAST (chuyển đổi hệ thống vệ sinh và vệ sinh có sự tham gia) giới thiệu phương pháp cùn tham gia để nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các phương pháp lập kế hoạch mục tiêu và hoạt động sức khoẻ của cộng đồng (WHO 1998). Ngoài ra, cón có nhiều bài học kinh nghiệm từ hoạt động tiếp thị xã hội. Cho đến này Phương pháp này đã được sử dụng là phương pháp chính trong đấu tranh với tệ nạn HIV/AIDS. Phương pháp này xem xét cả những rào cản và cơ chế khuyến khích thay đổi hành vi và các điểm có thể truyền thông hiệu quả việc thay đổi hành vi của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng (McKenzie và Smith 1999). Thay đổi diễn ra chậm từng bước một là một phương pháp phổ biến để lên kế hoạch cuộc họp ở Việt Nam và điều này hoàn toàn đúng về mặt duy trì phong tục tập quá có giá trị. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo không thể chờ đến thế hệ sau để tạo ra sự thay đổi.

• Các cộng đồng phải tiếp cận công nghệ phù hợp (cả về mặt tài chính và kỹ thuật) để cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh

• Các hộ gia đình – thậm chí cả hộ nghèo – cũng phải tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng đểđầu tư vào hạ tầng cơ sở của gia đình mình và cộng đồng. Các chương trình cho vay được thực hiện ở các địa phương trên cả nước thông qua Hội phụ nữ và các tổ chức khác cùng với các cơ chế tín dụng cộng đồng không chính thức đã cho thấy thành công trong vịêc cải thiện trang thiết bị cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh

• Sự tham gia của người dân cần phải là nền tảng, là cơ sở cho lập kế hoạch và thực hiện, trong đó có cả sự tham gia của phụ nữ. Ở Việt Nam chúng ta biết rằng sự tham gia của các tổ chức xã hội là một cách để làm được việc này.

• Vấn đề sức khoẻ, nước và hệ thống vệ sinh là những vấn đề liên quan đến môi trường không không tồn tại độc lập mà phải được đưa vào trong vấn đề phát triển, trong đó có thúc đẩy hợp tác và cộng tác giữa các cơ quan và xây dựng cơ chế tham vấn và lập kế hoạch địa phương.

d. Tho lun v mi liên h gia nghèo đói và môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt nam có nguồn nước phong phú. Tuy nhiên, đểđáp ứng được những nhu cầu khác nhau của nông thôn và thành thị lại là một vấn đề khó hiện nay. Nhu cầu nước cung cấp cho các nhà máy thuỷđiện, tưới tiêu, thượng nguồn và hạ lưu thường xung đột nhau vào mùa không. Ô nhiễm từ nguồn nước thải chưa qua xử lý, chất thải rắn tại các khu công nghiệp và tái định cư cũng đang tác động đến chất lượng nguồn nước. Một loạt các rủi ro/nguy cơ liên quan đến nước, từ bão nhiệt đới đến hạn hán, đang tạo ra gánh nặng đối với người nghèo. Để giải quyết được những thách thức này cần phải có sự kết hợp giữa cơ chế trị trường và chính sách phát triển hợp lý.

Giống như chương trình 135, Chương trình quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh đang đối mặt với vấn đề không đạt được mục tiêu đề ra. Các chính sách hợp lý có thể dễ dàng đặt ra ưu tiên trong việc cung cấp nước an toán và hệ thống vệ sinh cơ bản cho tất cả những ai chưa được hưởng dịch vụ này. Cơ chế hướng tới các thôn nghèo trong tổng số các thôn này là một vấn đề. Để cải thiện nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh tại các khu vực có độ che phủ rừng thấp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chịu trách nhiệm về hạ tầng cơ sở, dịch vụ y tế và các tổ chức làm về thông tin và giáo dục và một số trường hợp là các tổ chức làm về vấn đề dân tộc thiểu số (Ngân hàng thế giới, 2006)

Có thể trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh có được bài học kinh nghiệm về phát triển nhưng vấn đề bền vững và nhu cầu cần giải quyết vấn đề nghèo đói và giới vẫn cần phải bàn. Những thất bại của các dự án phát triển và bài học kinh nghiệm về sự tham gia xuất phát từ nỗ lực cung cấp nước sạch cho cộng đồng không qua tham vấn với địa phương, tham vấn về vấn đề quản lý, vận hành và công nghệ (Kumar 2000). Nhiều công cụ hiện đang sử dụng có được là từ những bài học kinh nghiệm từ vấn đề nươớ và gần đây là từ các chương trình nước sạch và hệ thống vệ sinh. Ở nhiều địa phương và đặc biệt là Việt Nam thì hệ thống vệ sinh đã được các nhà

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 55)