Vấn đề giới và dân di cư thể hiện trong các chính sách

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Nhận xét chung về nội dung đánh già và tổng hợp được trình bày trong phần này sẽ cho thấy rằng mối quan hệ giữa di cư, nghèo đói và môi trường trong các chính sách hiện nay chưa thực sựđược coi trọng. Di cư dường như không được nhắc đến trong các chính sách về môi trường và nghèo đói. Vai trò của việc di cư trong các chính sách và chiến lược tầm vĩ mô liên quan đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường nhưđã nói ở trên, bao gồm cả CPRGS, SEDS, NSEP, hay chương trình nghị sự 21 … rất ít được đề cập.

Ngoài ra, việc kiểm nghiệm và xử lý vấn đề giới - một vấn đề xuyên suốt trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường cũng chưa được đề cập. Vấn đề giới trong những mối liên hệ này chưa được đưa vào trong các chương trình quốc gia và chính sách hiện nay và nó trở thành lỗ hổng kiến thức đáng kể. mặc dù có thể có những hoạt động và chương trình về giới và nghèo đói, giới và môi trường nhưng việc không đề cập đến các mối liên hệ này đã làm hạn chế nỗ lực của chúng ta để có được nhận định cụ thể về tình hình hiện nay. Hầu hết các dự án làm nghiên cứu tập trung vào bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ (trao quyền cho phụ nữ), giới và nghèo đói, giới và môi trường (Morris et al, 2004; UNESCAP, 2003; Kabeer và Tran, 2006). Cũng giống như vấn đề di cư, vấn đề giới chưa được giải quyết cả trong các chính sách phát triển.

2.Vấn đề giới và di cư trong các dự án và chương trình quốc gia

Việc phân bố dân cư theo không gian phát triển được xem là phương thức chủ đạo ở Việt Nam. Chính phủ từ lâu đã quan tâm đến việc làm thế nào để phân bốđồng đều dân cư (Dang, 1999). Những nỗ lực nhằm kiểm soát hoạt động di dân đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ nay. Tỷ lệ tăng dân số thành thị ở mức cao được xem là bất lợi cho công tác quy hoạch và phát triển ổn định. Do đó, chính sách tái phân bổ lao động và dân số của Chính phủđược xây dựng để tác động trực tiếp đến hoạt động di dân và tăng dân số thành thị, tập trung vào thúc đẩy hoạt động di dân từ nông thôn đến nông thôn và tư thành thị về nông thôn chứ không khuyến khích di dân từ nông thôn ra thành thị (MOLISA, 1997). Di dân kéo theo những thay đổi về dân số thành thị, đặc biệt tại các thành phố lớn đã được kiểm soát chặt chẽ bằng các chính sách di dân và hệ thống đăng ký hộ khẩu nhằm kiểm soát sự thay đổi dân số, đặc biệt là dân nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Việc di cư từ thành thị về nông thôn và từ nông thôn đến nông thôn luôn được khuyến khích để tránh cái được coi là đô thị hoá quá nhanh.6 Kết quả là có nhiều chính sách về di cư từ nông thôn đến nông thôn ra đời thông qua các chương trình tái định cư và rất ít chính sách về di cư thành thị.

6 State jobs, and the family reunion migrations they occasioned, became the main route to urban life. In practice, this system did not abolish spontaneous migration. It just made it expensive (Dang, 1999).

Mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được kiểm nghiệm trong nghiên cứu (Ngân hàng thế giới, 2006; Nguyen và Steward, 2005), nhưng cần hiểu thêm về mối liên hệ giữa di dân và suy thoái môi trường. Thách thức mới của quốc gia đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thương mại thế giới đã làm cho tình hình sử dụng đất trái phép, khai thác rừng và lâm sản, động vật hoang dã càng xấu đi. Trên bình diện rộng hơn thì dân di cư tự phát, kể cả phụ nữ và nam giới đang sinh sống ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam là do môi trường bị huỷ hoại và nạn phá rừng. thực chất, mối liên hệ còn phức tạp hơn rất nhiều vì tình trạng chặt phá rừng không chỉđơn thuần lôi kéo dân di cư tham gia mà còn cả dân di cư theo chương trình của Chính phủ và người dân địa phương. Trong bối cảnh phân bổ công việc/thu nhập, đất và lao động theo không gian không đồng đều thì có thể không có nhiều lựa chọn nhưng lại hoàn toàn đối nghịch với nạn di dân và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Các chương trình và dự án trọng điểm liên quan đến tái định cư cho người dân miền núi là nhằm phát triển khu vực vùng cao và phân bố lại lao động cũng như dân số. Thực ra, các chính sách tái định cưđã được xây dựng và xem là cơ hội tốt cho người dân tái định cư thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo nông thôn đang sinh sống tại các khu vực có mật độ dân cư cao. Chính sách dựa vào nông nghiệp trong phát triển vùng kinh tế mới là một chính sách quan trọng của chính phủ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế và trường học kém, thu nhập thấp và không ổn định tiếp tục làm cho người dân nhập cư rời bỏ vùng kinh tế mới. Mặc dù chính sách tái định cưđã được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua nhưng quá trình triển khai vẫn rất chậm và chưa đạt được mục tiêu như mong muốn (Desbarats, 1987; Do, 1998). Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình tái định cư nhưng lúc nào cũng vậy và ở chỗ nào cũng thế các chương trình này tổ ra không hiệu quả và đạt được rất ít thành cộng.

Kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (hay còn gọi là Chương trình 327) và các chương trình, dự án di dân đến các vùng kinh tế mới đã góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nó lại tạo ra áp lực về tài nguyên đất và tài nguyên thiên nhiên tại nơi đến như khu vực Tây Nguyên, vùng cao và Đông Nam. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đất lãng phí thường gắn với việc thực thi không hiệu quả các chương trình này; không quan tâm nhiều đến phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số và người dân địa phương. Kết quả đánh giá tài liệu của chúng tôi cho thấy các chương trình di dân từ vùng thấp lên vùng cao với quy mô lớn đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người dân và môi trường do năng lực quản lý kém (Đặng Nguyên Anh, 2005). Theo số liệu chính thức (Bộ NN&PTNT, 2001), trong số 1.410 xã thực hiện chương trình tái định cư thì chỉ có 733 xã có thể thực hiện được chương trình này và 677 xã không thể làm được do không có năng lực quản lý. Hầu hết các xã này là xã nghèo của các huyện miền núi cao, vùng sâu vùng xa có địa hình phức tạp và không có đường đi lại. người dân tái định cư phần lớn là người dân tộc thiểu số nghèo và dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)