Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện trong các dự án, chương

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đ ói

c. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện trong các dự án, chương

(Williams 2007).

Chương trình 5 triệu ha quá tham vọng trong mục tiêu tạo thu nhập từ rừng và lâm sản ngoài gỗ. Nhưng câu hỏi đặt ra đối với Chương trình 5 triệu ha là cơ sở nào để đặt ra mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Diện tích “đồi núi trọc” của Việt Nam thường được xem là diện tích dùng để trồng rừng. Diện tích này là diện tích đất bỏ hoang không sử dụng nhưng lại rất quan trọng đối với các hệ thống luân canh và dùng để trồng các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt đối với các cộng đồng nghèo. Các lâm sản ngoài gỗ này có thể là nguồn cung cấp gỗ củi, vật liệu xây dựng, lương thực, dược liệu, thu nhập phụ rất quan trọng, đặc biệt khi thiếu lương thực và bịốm.

Kinh nghiệm từ dự án lâm sản ngoài gỗ giữa tổ chức IUCN và Bộ NN&PTNT cho thấy các hoạt động thuần hoá lâm sản ngoài gỗ rất hữu ích đối với các gia đình giàu có có đất, lao động và vồn nhưng lại tạo ra nguy cơđối với các hộ nghèo, phụ nữ và trẻ em những người sống dựa vào các nguồn này và quá trình tái sinh tự nhiên rừng phục vụ hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ (Morris et al,. 2002).

(2). Các chương trình khác

Có các chương trình quốc gia khác như PRGS và HEPR hỗ trợ mục tiêu bảo tồn môi trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các chương trình này với mục tiêu bảo tồn môi trường là rất phức tạp. Một thách thức nữa đối với Việt Nam là đảm bảo chất lượng rừng tự nhiên (đặc biệt là đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái) và giải quyết các vấn đề về tiếp cận tài nguyên rừng và lâm sản của người nghèo (Morris et al,. 2004).

c. Mi liên h gia nghèo đói và môi trường th hin trong các d án, chương trình quc gia quc gia

S tham gia ca người nghèo và ph n: Hạn chế của cácchương trình trồng rừng là các cộng đồng nghèo và bịđẩy ra ngoài xã hội không được tiếp cận rừng và họ trở thành người làm thuê cho ngành lâm nghiệp. Các chính sách đối với khu rừng ược bảo vệ (ví dụ: Rừng đặc dụng) thường cấm không cho người dân địa phương tiếp cận rừng và khai thác lâm sản, kể cả ở cấp độ nào và sử dụng hợp lý hoặc tiếp cận tài nguyên đất rừng. Các chương trình trồng rừng có thể có tác động giống nhau khi trồng trên diện tích đất nông nghiệp, đất bỏ hoang và đất trồng cây lâm sản ngoài gỗ quan trọng. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa chủ rừng mới (theo như hợp đồng bảo vệ rừng) và cộng đồng địa phương - hầu hết là các hộ nghèo sống dựa vào đất rừng. Mặc dù lâm sản ngoài gỗ được coi là mối liên hệ tốt giữa rừng và người nghèo nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy làm thế nào để quá trình thương mại hoá (không đề cập đến vấn đề bình đẳng và trao quyền cho cộng đồng) có thể làm giảm nợ và khai thác LSNG cũng như giảm quyền của người nghèo đối với nguồn tài nguyên đất và rừng (Neumann & Hirsch, 2000).

Việc phụ nữ nghèo bị hạn chế trong việc tiếp cận thị trường LSNG là mối quan tâm đặc biệt, đặc biệt vì công lao động ngày càng tăng, công nghệ ngày càng trở nên phức tập và trang thiết bị chế biến ngày càng tập trung hơn (Neumann & Hirsch, 2000).

Một khái niệm quan trọng cần được nhắc đến đó là sự tham gia của cộng đồng. Vấn đề này hiển nhiên cần được nghiên cứu kỹđối với trường hợp bảo tồn rừng để có được số liệu thống kê tin cậy và để cải thiện việc ra quyết định của địa phương. Tuy nhiên, năng lực địa phương trong việc sử dụng phương pháp này cần phải được tăng cường thêm và đây là một phần của chương trình đào tạo và thông tin. Việc chuyển đổi từ kế hoạch sử dụng đất tập trung sang kế hoạch sử dụng đất theo vấn đề và có sự tham gia là rất hữu ích để tăng cường năng lực ra quyết định của cộng đồng địa phương nghèo so với các bên cùng tham gia. Kế hoạch sử dụng đất cũng rất cần để tránh được tác động của môi trường. Cần cân bằng giữa việc xác định các điểm kiểm soát sử dụng đất trong luật đất đai và việc tránh những định hướng chi tiết trong sử dụng đất mà như ta vẫn thấy hiện nay mà bản thân những hướng dẫn này lại không thống nhất với hoạt động tại địa phương (WB, 2006).

Cần có sự chuyển dịch hoạt động để có được các chương trình quản lý tài nguyên tốt hơn, trong đó bao gồm: cải cách quản lý, quy hoạch phi tập trung và cải tiến các cơ chế chia sẻ nguồn lợi, áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận trong quá trình ra quyết định.

Các dch v môi trường: Ngành lâm nghiệp có hai dịch vụ chính đó là: dịch vụ sản xuất và dịch vụ môi trường. Sản xuất rõ ràng là vấn đề có liên quan trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo nhưng làm thế nào để môi trường có thể giúp người nghèo kiếm sống thì lại là một câu hỏi khác. Hiện tại, các nhà tài trợ quốc tế (IUCN, WWF, Winrock International) và các Bộ (Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT) đã tiến hành các hoạt động liên quan đến chi trả phí dịch vụ môi trường. Trong khi IUCN tập trung vào các công ước, cấp vĩ mô và chính sách thì WWF tập trung vào thử nghiệm các nguyên tắc và mô hình dưới hiện trường, Winrock làm việc về các vấn đề liên quan đến người cung cấp dịch vụ môi trường, xác định nhu cầu, kỳ vọng và cái mà họ có thể cung cấp, làm thế nào để khách hàng thoả mãn được nhu cầu của họ, cần khung pháp chế gì, vấn đề thể chế và các nội dung hỗ trợ khác để thúc đẩy mối liên hệ giữa người mua và người bán (xem Phụ lục 4 để biết thêm thông tin chi tiết). Tuy nhiên, các dự án này chỉ tập trung vào mục tiêu bảo vệ môi trường mà không tính đến người nghèo.

Nhiều cuộc thảo luận đã được tiến hành bàn về cơ chế chi trả phí dịch vụ môi trường. Nội dung thảo luận là liệu nên “chi trả” hay “thưởng” và vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi. Cần xây dựng các công cụ môi trường để trao quyền cho người người trong quá trình đối thoại chính sách. Một ví dụđiển hình của một dự án cho thấy vấn đề này có thểđược tìm thấy trong dự án “thưởng cho người nghèo vùng cao vì các dịch vụ môi trường họ mang lại” (RUPES). Đây là một chương trình khu vực do IFAD tài trợ và ICRAF điều phối. Một ban điều hành quốc tế gồm các tổ chức quốc tế như WWF, IIED, IUCN, Winrock International, CIFOR, và Ford Foundation được thành lập. Đã nhiều năm nay, ICRAF luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu RUPES tại Ấn Độ, Philipin, Nepal, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Indonexia và Sri Lanka. Mọi người tin tưởng rằng các dự án như RUPES, với việc tập trung vào thưởng cho người nghèo nhất trong số các hộ nghèo về dịch vụ môi trường họ mang lại (ES), có thể là môi trường thuận lợi để thúc đẩy người nghèo có thể tác động đến chính sách. Điều này khiến những người nghèo nhất trong số các hộ nghèo từ người nhận hỗ trợ thụđộng sang thành người bảo vệ môi trường chủđộng. Đây sẽ là một luồn gió mới thổi vào các chương trình xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Hoạt động tiên phong giống như RUPES như đề cập trên đây cần được chi tiết và nâng cầm quy mô trong các hệ thống sinh thái xã hội khác. Việc đánh giá các dự án tiên phong này và các hoạt động khác để rút ra bài học kinh nghiệm sẽ rất hữu ích cho việc lập kế hoạch các chương trình trong tương lai để bảo vệ môi trường và đồng thời xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)