Các dự án nănglượng tái tạo

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 50)

C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đ ói

c. Các dự án nănglượng tái tạo

Các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề giới, nghèo đói và môi trường một cách tổng hợp. Các dự án này nhìn chung được thực hiện tại các xã nghèo, sử dụng năng lượng thân thiện mới môi trường và để cải thiện điều kiện sống của phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù các nhân tố này được đưa

vào nội dung đề án nhưng các mối quan hệ giữa chúng trong quá trình thực hiện dự án thường bị côi nhẹ và khó đánh giá khi đánh giá dự án. Hầu hết các dự án năng lượng nông thôn được thực hiện ở Việt Nam từ lâu là các hệ thống thuỷđiện nhỏ cho các hộ hoặc cộng đồng sử dụng. Mặc dù nó góp phần vào xoá đói giảm nghèo nhưng lại chưa thực sự giảm được áp lực lên môi trường và chưa rõ nó có mang lại lợi ích cho phụ nữ hay không. Hầu hết các dự án mang lại cho các hộ lợi ích là điện thắp sáng và điều kiện đời sống sinh hoạt được cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết các dự án chưa giúp làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên liệu và thời gian kiếm củi của phụ nữ, ngoại trừ một số dự án tạo khí sinh học phục vụđun nấu.

Có một số dự án năng lượng nông thôn là những ví dụ tốt để chúng ta nghiên cứu tác động và mối liên hệ qua lại giữa giới, môi trường và nghèo đói. Các dự án này bao gồm:

• Công nghệ phân huỷ sinh học chi phí thấp MEKARN giới thiệu (Hợp tác nghiên cứu về các hệ thống canh tác bền vững dựa vào vật nuôi tại các xã hạ lưu sông Mê Kông). Công nghệ này là một phần quan trọng của phương thức hệ thống canh tác tổng hợp sử dụng phân bón vật nuôi và các chất thải hữu có khác để sản xuất khí mê tan phục vụ đun nấu và sản xuất điện. Chất thải sau khi xử lý phục vụ các mục đích trên còn có thểđược sử dụng làm phân bón thức ăn cho cá. Nội dung này của chương trình đạt được cả hai mặt là bảo tồn môi trường và xoá đói giảm nghèo.

• Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại một số tỉnh của Việt Nam từ năm 2002-2005, gồm: Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế và Phú Thọ. Dự án được Bộ NN&PTNT và tổ chức SNV của Hà Lan thực hiện.

• Trạm điện quang mặt trời cung cấp điện cho xã Trung Sơn của tỉnh Phú Thọ do Phân viện Công nghệ năng lượng Hà Nội thực hiện.

• Trạm năng lượng điện quan mặt trời cung cấp điện cho 50 hộ dân tộc Dao của tỉnh Phú Thọ. Dự án do Phân viện công nghệ năng lượng Hà Nội thực hiện.

• Trạm thuỷ điện nhỏ tại thôn Thành Công xã Văn Miếu tỉnh Phú Thọ do Bộ ngoại giao Pháp và Hiệp hội Codev Pháp Việt Nam thực hiện.

• Xã năng lượng mặt trời 11.5-kWp tại Buôn Chàm và Đắk Rông, huyện Ea leo tỉnh Đắk Lắk. Dự án do NRW State của Cộng hoà liên bang Đức (60%) và Chính phủ Việt nam (40%) tài trợ. Dự án được thực hiện từ năm 2002 với tổng vốn đầu tư là US$240.000.

• Dự án điện khí hoá nông thôn sử dụng các nguồn năng lượng của địa phương: năng lượng mặt trời, thuỷđiện nhỏ cho 487 hộ của 9 xã huyện Thượng Sơn tỉnh Phú Thọ. Dự án cho Hiệp hội Codev Phát Việt Nam tài trợ.

Tất nhiên còn nhiều hoạt động tiêu biểu khác nhưngmột trong số đó có thể kể đến ởđây là dự án “hộ nông dân tiến hành vệ sinh môi trường bằng ống khi sinh học và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải ống khí sinh học” (UNESCO 2007). Mô hình này rất phù hợp với các hộ nông dân chăn nuôi gia súc gia cần và các hộ vùng đồi núi. Sản phẩm thu được từ hoạt động này rất thân thiện với môi trường đồng thời tạo thêm thu nhập. Từ việc đầu tư xây dựng mô hình, người nông dân đang tự họ tạo ra môi trường sống tốt hơn và tạo thêm thu nhập sau 10 tháng. Lợi ích từ sản xuất lúa có thể tăng từ 30-40% (nếu có đủ phân bón). Lợi ích này cũng xuất phát từ việc tăng số lượng đàn vật nuôi và môi trường trong sạch.

d. Tho lun v mi liên h nghèo đói và môi trường

Mối liên hệ giữa năng lượng và nghèo đói có thể thấy rõ từ thực tế. Cả người nghèo thành thị và nông thôn đều phải trả giá sử dụng năng lượng cao và do đó họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận năng lượng. Việc không được tiếp cận nhiên liệu mới và điện gây mất bình đẳng giới vì nếu không phụ nữ phải mất nhiều thời gian cho công việc gia đình. Kết quả là, họ sẽ có thể tham gia các hoạt động giáo dục và xã hội. Hơn nữa, do thiếu tiếp cận năng lượng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Bệnh tật có thể xuất phát từ nước uống chưa đun sôi và bệnh hô hấp có thể do nguyên nhân ô nhiễm môi trường sống trong nhà do sử dụng nhiên liệu và bếp đun truyền thống và chính những nguyên nhân này góp phần vào làm tăng bệnh ở trẻ và tỷ lệ tử vong (UN 2005). Thêm vào đó, việc thiếu điện tại các trung tâm y tế, điện thắp sáng ban đêm và những khó khăn hàng ngày do việc không có điện và thơi gian công sức bỏ ra đi kiếm củi có thể gây tác động xấu đến các dịch vụ xã hội cơ bản dành cho người nghèo. Thực tế cho thấy rằng nếu người nghèo có thể tiếp cận điện thì họ có thể được hưởng các dịch vụ y tế công và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Để tạo thu nhập thì người nghèo phải tiếp cận được mới năng lượng. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu cho thấy nhu cầu của người nghèo chưa được đáp ứng với tình trạng cung cấp năng lượng như hiện nay. Theo báo cáo của UN (2005) thì thách thức của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để cải thiện các dịch vụ năng lượng cho người nghèo gồm:

• Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ năng lượng cho người nghèo thông qua hỗ trợ phát triển tổng thể.

• Tăng cường/cải tiến việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng thân thiện với môi trường.

• Huy động nguồn lực tài chính để mở rộng đầu tư và dịch vụ năng lượng.

• Gắn kết quy hoạch năng lượng với mục tiêu và ưu tiên của các ngành khác và đảm bảo cam kết chính trịđể quản lý tốt ngành năng lượng mặt trời.

Qua đó cho thấy nhiều chiến lược năng lượng toàn diện đã được ưu tiên cho người nghèo để họ có thể tiếp cận được. Lý do chính, trong đó có cả sử dụng công, là không hiệu quả và các công ty tư nhân không thấy lợi ích của mình khi phục vụ các nhóm đối tượng này vì họ có thu nhập thấp. Luật điện lực quy định giá điện được đưa ra không tính đến nhóm đối tượng khách hàng. Các dịch vụ chi phí thấp cần được đề cập đến trong các chính sách đểđáp ứng nhu cầu năng lượng của người nghèo.

UN (2005) đã kiến nghị là các chính sách và chương trình là rất cần thiết để thúc đẩy và mở rộng phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trong đó có công nghệ các bon. Đối với Việt Nam hiện này thì năng lượng tái tạo có thể là nguồn năng lượng tiềm năng vì những lý do sau:

Trước hết, đã có nhiều hội thảo về vấn đề liệu điện có phải là nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với người nghèo không. Theo UNDP (2005) thì điện và nhiên liệu có thể sản xuất các dịch vụ năng lượng khác nhau và nó có những điểm mạnh riêng của nó. Trong khi điện rất cần cho hoạt động giao tiếp trong thời đại ngày nay, hỗ trợ công nghiệp hiện đại và cung cấp các dịch vụ công như thắp sáng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhiên liệu cho cả người giào và nghèo thì ở Việt Nam cho thấy điện và nhiên liệu quan trọng như nhau đối với người nghèo. Tuy nhiên, do thu nhập thấp nên nhữn nguồn năng lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Năng lượng tái tạo có những điểm mạnh là tạo thu nhập thêm và năng lượng cho người nghèo vì Việt Nam có các nhà máy

năng lượng. Vấn đề là ở chỗ, để sản xuất năng lượng tái tạo cải thiện đời sống người nghèo, cần đầu tư tiền và công nghệ. Câu hỏi đặt ra là cần tiến hành nghiên cứu để tìm ra các mô hình hiệu quả nhất. Việc thử nghiệm các mô hình khác nhau và đánh giá tác động của từng mô hình đối với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, là rất cần thiết.

Thứ hai là, sản xuất năng lượng, phân bổ và tiêu thụ năng lượng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường như: ô nhiễm không khí, suy thoái đất, đất, nước bị axít hoá và thay đổi khí hậu. Các hệ thống năng lượng sạch hơn là rất cần thiết để giải quyết những tác động tiêu cực này và góp phần ổn định môi trường (UN 2005). Tăng cường chức năng môi trường từ hoạt động cung cấp và tiêu thụ năng lượng sẽ giúp người nghèo nhiều hơn do người nghèo là người chịu nhiều tác động nhất khi môi trường suy thoái. Năng lượng tái tạo với nguồn đầu vào chủ yếu từ các yếu tố tự nhiên nên có thể giúp làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Một lỗ hổng hiện chưa được đề cập trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu là năng lượng tái tạo sẽ không có tác động tích cực đến sinh kế và thu nhập người dân thành thị. Người nghèo thành thị sử dụng phần trăm thu nhập của mình nhiều hơn so với các hộ khá giảđể mua năng lượng vì thu nhập của họ thường không ổn định và khó đoán trước, thu nhập thấp và đồđiện họ dùng tiêu thụ nhiều điện hơn (UN 2005). Khác với người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị không có cơ hội tiếp cận các yếu tố tự nhiên, do đó việc sản xuất năng lượng tái tạo đểđáp ứng nhu cầu của họ là không thực tế.

D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh

Hiện có khoảng một nửa dân số thế giới (tổng số dân hiện nay trên thế giới là 6 tỷ người) sống ở thành phố và đến năm 2030 dân số thế giới dự đoán sẽ tăng lên 8 tỷ, trong đó 60% sống ở thành thị (Anh et al., 2004). Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây đã gây ra những vấn đề về môi trường.

Ngành công nghiệp Việt Nam đóng góp vào GDP từ 36,7% năm 2000 lên 40% năm 2003 (ADB, 2005). Đặc biệt, sự phát triển của các khu và cụm công nghiệp đã gíup tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nhưng mặt khác nó lại góp phần làm suy thoái môi trường như: gây tiếng ồn, ô nhiễm nước, không khí vì (tiêu chuẩn công nghệ thấp; (ii) giám sát và thực hiện tiêu chuẩn môi trường kém; (iii) quản lý không hợp lý và hiệu quả, một số nơi không quan tâm đến vấn đề môi trường; (iv) thiếu hệ thống chính sách tăng cường hoạt động điều phối giữa xoá đói giảm nghèo và các bên tham gia bảo vệ môi trường và (v) thiếu cán bộ có năng lực và quản lý môi trường, đặc biệt ở cấp cơ sở. Chất lượng không khí được xem là bị suy thoái nghiêm trọng tại các thành phố và khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Sơđồ 3). Nguyên nhân gây ỗ nhiễm chính là do bụi (theo tính toán từ hệ thống giám sát Tổng số hạt bụi có trong không khí - TSP) hiện cao hơn từ 1-5 lần mức chuẩn cho phép.

Đô thị hoá luôn làm tăng lượng vận chuyển lương thực từ nông thôn lên thành thị và do đó tạo ra nhiều chất thải cho thành phố (Shuiwang et al., 2000). Một nguyên nhân sâu xa của vấn đề môi trường tại các thành phố là quản lý chất thải đô thị kém (Jianming & Huang, 2000). Một lý do khác là thâm canh hoá nông nghiệp với việc chuyển từ các hệ thống sản xuất dựa chủ yếu vào gạo thành dựa chủ yếu vào rau (Richter & Roelcke, 2000). Sử dụng không hợp lý phân bón trong quá trình sản xuất rau thâm canh cũng là nguyên nhân gây ra bạc màu cho đất do sói mòn, rửa trôi, bay hơi và những tác động xấu này có thể gây ra các vấn đề về môi trường (Hoang Fagerstrom et al., 2005). Việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và các hoá chất nông nghiệp khác đã làm huỷ hoại đất canh tác, ô nhiễm nguồn nươớ và mất đa dạng sinh học.

Hơn nữa, phần lớn chất thải rắn và bãi rác thải được xử lý và vận hành kém. Vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến các bãi rác thải ở Việt Nam, trong đó có vấn đề sức khoẻ va an toàn là rất đáng báo động với người nhặt rác - họ làm việc tại các bãi rác và thường bị đẩy ra ngoài xã hội, thuộc nhóm bị thiệu thòi và con số này phần lớn là phụ nữ và trẻ em (ADB, 2005). Hậu quả là nguồn cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường vẫn còn là thách thức lớn. Ở Việt Nam, theo báo cáo thì chỉ khoảng 28- 30% dân số nông thôn được sử dụng nhà xí vệ sinh nhưng chỉ 40% được sử dụng nước sạch. Phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiễu địa phương và điều này cũng góp phần vào làm ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường (NSEP, 2003).

Do đó, mục đích của Chương này là đánh giá các chính sách, chương trình và dự án quan trọng liên quan đến sức khoẻ và ô nhiễm môi trường được phản ánh trên 3 góc độ: ô nhiễm nước, công nghiệp và nông nghiệp để thấy mối liên hệ giữa chúng với xoá đói giảm nghèo thông qua nước, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh

Sơ đồ 3. Nguyên nhân và tác động của ô nhiễm công nghiệp

Ô nhiễm mạnh nước ngầm và nước bền mặt do thẩm thấu, phát tán vào các chất gây ô nhiễm không khí và vấn đề mùi, sâu bọ, sức khoẻ từ các loại khí và

chất thải, các bệnh lây truyền và bụi, tiếng ồn. Các nhà máy, xe cộ Nhà máy năng lượng Nhiên liệu khí sinh học

Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP (TIẾNG ỒN, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC) Thải chất thải rắn Bãi rác được vận

hành và duy trì kém

1. Ô nhiễm và nghèo đói

a. Vn đề ô nhim được th hin trong các chính sách

Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS), đặt ra nhiệm vụ “giảm thiểu mức độ ô nhiễm, tránh không bị suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường” đã chỉ rõ mối liên hệđến sức khoẻ môi trường. Tuy nhiên, những nỗ lực trong các lĩnh vực này mới chỉ đang trong giai đoạn đầu. Chiến lược dường như chưa đề cập đến tác động ô nhiễm từ các khu công nghiệp và làng nghề. Chiến lược chỉđề cập đến mục tiêu cần đạt được chứ không nói đến vấn đềđào tạo hay định hướng do đó các mục tiêu về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thể được thực hiện tốt trên thực tế. Mối quan hệ và thoả hiệp giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường chưa được thể hiện rõ trong chiến lược này. Việc thực thi các quy định về ô nhiễm nhìn chung không chặt chẽ và do đó không đủ nguồn lực và vật lực để thực hiện, đặc biệt ở cấp tỉnh. Nhận thức được điều này SEDP đưa ra chương trình phát triển thể chế vơớ mục tiêu “tăng cường năng lực các cơ quản quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp, đào tạo cán bộ tham gia bảo vệ môi trường ở các cấp, thiết lập các tổ chức quản lý môi trường tại các bộ, ngành” (Trang 95 của SEDS).

Mặc dù thành công bước đầu đạt được trong việc thiết lập khung hoạt động bảo vệ môi trường cho Việt Nam nhưng Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan đến quản lý môi trường. Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Các luật quan trọng như luật về không khí sạch, an

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)