THÔNG TIN NGƯỜI-MÁY TRONG TỔNG ĐÀI SPC

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài điện tử SPC (Trang 71 - 73)

7.1. Thiết bị ngoại vi người-máy

Trong các tổng đài cơ điện công việc theo dõi hệ thống thường bị hạn chế ở phạm vi đóng hay mở của các thiết bị cảnh báo, công việc thu nhận các số liệu và trao đổi người-máy bị hạn chế. Không có phương tiện có thể giám sát hoàn toàn các tính năng của tổng đài.

Với tổng đài SPC sử dụng các bộ xử lý để điều khiển tổng đài và được đấu nối với các thiết bị ngoại vi trao đổi người-máy. Nhờ các thiết bị này con người thực hiện được công việc trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ lập trình của hệ thống.

Các thiết bị trao đổi người-máy có thể là các thiết bị hiện thị, máy tính, máy in. Để thực hiện việc đưa lệnh vào và nhận tin ra từ tổng đài các thiết bị này có thể được đặt tại tổng đài hoặc ở trung tâm điều hành và bảo dưỡng (thiết bị kết cuối ngoại vi gần). Khi các thiết bị kết cuối ngoại vi này được đặt tại vị trí khác và được đấu nối tới tổng đài hoặc trung tâm điều hành và bảo dưỡng ta gọi là thiết bị kết cuối xa.

7.2. Ngôn ngữ giao tiếp ngươi-máy

Ngôn ngữ giao tiếp người máy bao gồm các lệnh, các bản tin đưa ra, điều khiển các công việc và cách thức thực hiện các công việc. Điều đó cần phải được thiết kế thuận tiện và có kết quả nhất, nó cần phải có các đặc tính:

- Dựa trên một ngôn ngữ thông dụng (tiếng Anh, Pháp)

- Dễ đọc, dễ sử dụng để có thể đưa các lệnh vào và nhận các thông tin ra một cách dễ dàng.

- Đủ lệnh, đủ các thể thức, đủ các phản ứng để điều khiển để đảm bảo thực hiện được tất cả các nhiệm vụ thích hợp cho công việc điều hành, bảo dưỡng, lắp đặt và đo thử hệ thống.

- Cần phải có cấu trúc mở để có thể mở rộng, bổ xung các chức năng mới mà không ảnh hưởng tới các chức năng đang có.

- Mã lệnh cần có chức năng định vị chặt chẽ, mỗi lệnh cho một nhiệm vụ, cần phải tiện lợi cho việc thêm, bớt các tham số của lệnh, ngừng hoặc xoá bỏ các thao tác lệnh.

7.3. Thông tin vào-ra và các thao tác

Thông tin vào ra ở dạng ngôn ngữ người-máy cần phải được trình bày gọn, đủ và phải có một thể thức nhất định. Bản tin đưa ra và các lệnh vào phải có cùng một thể thức thích hợp, cùng một kiểu nhận dạng với các lệnh đầu vào tương ứng. Các thông tin đặc biệt, quan trọng cần phải được ưu tiên in ra trước như các thông tin về sự cố hệ thống nghiêm trọng.

Lệnh thao tác là phương tiện phổ biến để con người có thể trao đổi với tổng đài. Các lệnh được con người đưa vào qua các thiết bị giao tiếp như: bàn điều khiển, máy tính... để chuyển đổi trạng thái hoạt động của tổng đài hoặc bắt đầu thực hiện một chương trình điều hành hay bảo dưỡng...

Dùng một ngôn ngữ người máy thích hợp cán bộ thao tác và bảo dưỡng tổng đài có thể trao đổi thông tin với hệ thống tổng đài để thực hiện các công việc điều hành giám sát và bảo dưỡng hàng ngày.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài điện tử SPC (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w