IV. ĐIỀU KHIỂN TRONG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC
4.2. Cấu tạo của thiết bị điều khiển chuyển mạch
4.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống
Cấu trúc tổng quát của hệ thống điều khiển gồm có
Bộ phân phối lệnh Bộ ghi - phát lệnh Bộ nhớ chương trình Bộ nhớ số liệu phiên dịch Thiết bị giao tiếp vào - ra Bộ ghi - phát thao tác
Từ các thiết bị cần điều khiển đưa tới (thiết bị ngoại vi)
Cấu tạo tổng quát của hệ thống điều khiển
địa chỉ vào ra
Bộ phân phối lệnh: Bộ phận này làm nhiệm vụ phân phối các lệnh thích hợp để thực thi trên cơ sở các loại thiết bị ngoại vi chuyển mạch, thứ tự ưu tiên của chúng và các thông tin đưa vào. Bộ phân phối lệnh và đưa tới bộ nhớ chương trình địa chỉ lệnh cần thiết phải xử lý theo nguyên tắc là: Trong thời gian thực thi lệnh trước thì địa chỉ lệnh tiếp theo đã được gửi tới bộ nhớ chương trình. Ngoài ra địa chỉ số liệu cần thiết liên quan tới từng lệnh cũng được gửi từ đây tới bộ nhớ số liệu và phiên dịch.
Bộ ghi – phát lệnh: Khối này làm nhiệm vụ ghi đệm các kệnh cần thực hiện.
Bộ nhớ chương trình: Bộ nhớ chương trình ghi lại tất cả các chương trình cần thiết cho nhiệm vụ điều khiển mà thiết bị điều khiển này đảm nhiệm. Bộ nhớ chương trình có cấu trúc kiểu ROM. Các chương trình này có thể là các chương trình vi xử lý hoặc các chương trình điều hành và bảo dưỡng.
Bộ nhớ số liệu: Bộ nhớ số liệu làm nhiệm vụ ghi lại các số lệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực thi các lệnh. Ngoài số liệu thuê bao, trung kế...ở các hệ thống trong tổng đài SPC như xử lý điều hành và bảo dưỡng có bộ nhớ số liệu phục vụ cho công tác điều hành và bảo dưỡng, bộ xử lý chuyển mạch bộ xử lý chuyển mạch thì có các bộ nhớ phiên dịch và tạo tuyến để ghi lại các bảng trạng thái của tuyến nối, hồ sơ thuê bao,... ở dạng cố định. Ngoài các bộ nhớ này còn có các bộ nhớ tạm thời. Nó chỉ ghi lại các số liệu cần thiết cho quá trình xử lý gọi như số liệu về địa chỉ thuê bao, số liệu về trạng thái thuê bao bận hay rỗi...Các số liệu này thay đổi trong quá trình xử lý cuội gọi.
Bộ ghi phát thao tác: Thiết bị này làm nhiệm vụ thực thi các thao tác logic và số học theo các lệnh và số liệu thích hợp để đưa ra các lệnh điều khiển tương ứng qua thiết bị vào ra tới các thiết bị ngoại vi cần điều khiển, nếu lệnh này là chỉ thị kết quả của một công việc. Trong trường hợp các lệnh sau khi thực thi ở đây cần phải thực hiện các lệnh tiếp theo để phục vụ một công việc thì bộ ghi phát thao tác chuyển yêu cầu xử lý tiếp tới bộ phân phối lệnh và chuyển kết quả xử lý tới bộ nhớ số liệu cần thiết.
Thiết bị vào ra: Thiết bị này làm nhiệm vụ đệm và chuyển các thông tin từ thiết bị ngoại vi vào hệ điều khiển và chuyển mạch các lệnh từ bộ điều khiển tới thiết bị ngoại vi.
4.2.2. Quá trình làm việc
Trong các tổng đài điện tử SPC thường có cấu trúc điều khiển phân bố, vì vậy có thể có hai hoặc ba cấp điều khiển, ở mỗi cấp điều khiển cũng được tổ chức thành nhiều bộ xử lý theo chức năng của chúng. Vì mỗi bộ xử lý đảm nhiệm một
số công việc riêng nên chúng có khác nhau về công suất xử lý, tốc độ làm việc, dung lượng nhớ...để thực hiện các chương trình hệ thống.
Để thực hiện một thao tác điều khiển, thiết bị điều khiển nhận thông tin từ các thiết bị ngoại vi, thông qua thiết bị vào – ra đưa tới bộ phân phối lệnh. Căn cứ vào từng công việc cụ thể và mức ưu tiên của nó bộ phân phối lệnh đưa địa chỉ lệnh cần thiết tới bộ nhớ chương trình. Tại đây chương trình cần được thực hiện được gọi ra bộ ghi đệm. Thông thường khi một lệnh được gọi ra lưu vào bộ ghi- phát đệm thì địa chỉ lệnh tiếp theo được chuyển giao tới bộ nhớ chương trình. Khi lệnh lưu ở bộ ghi-phát được chuyên tới bộ ghi-phát thao tác thì lệnh ứng với địa chỉ vừa được ghi vào được chuyển ra bộ ghi phát lệnh và địa chỉ lệnh kế tiếp lại được chuyển vào bộ nhớ chương trình. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy.
Đồng thời với việc đưa địa chỉ lệnh tới bộ nhớ chương trình, bộ phân phối lệnh cũng đưa địa chỉ số liều kèm theo cho lệnh đó tới bộ nhớ số liệu. Khi lệnh được đưa tới bộ ghi phát thao tác số liệu thì số liệu tương ứng cũng được đưa tới đây. Tại đây lệnh được thực thi và kết quả là một thông số logic điều khiển được đưa ra. Thông số logic này nếu là kết quả của một công việc cần được xử lý thì nó được chuyển tới thiết bị vào-ra để đưa tới thiết bị ngoại vi thực hiện công việc. Nếu thông số logic chưa phải kết quả thì thông số này được ghi ở bộ nhớ số liệu ở dạng một số liệu cho lệnh sau và thông báo về việc này cho bộ phân phối lệnh. Bộ phân phối lệnh quyết định tiếp tục thực thi lệnh tiếp theo để hoàn thiện công việc hoặc tạm thời dừng lại vì chưa đủ số liệu cần thiết.
4.2.3. Thiết bị giao tiếp vào-ra
Thiết bị giao tiếp vào-ra làm nhiệm vụ giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vi và các thiết bị điều khiển. Chúng bao gồm bộ giải mã địa chỉ AD và hệ thống cổng dẫn tin vào. Thông tin từ các thiết bị ngoại vi đưa tới ở dạng các tổ hợp mã 16 bit. Các tổ hợp mã này mang thông tin cần thiết phải xử lý nhờ lệnh từ bộ xử lý. Chúng được chuyển qua hệ thống các mạch AND vào thiết bị xử lý nhờ lệnh từ bộ xử lý đưa ra thông qua bộ giải mã địa chỉ AD.
Các thông tin sau khi đẵ được xử lý ở bộ xử lý trung tâm đưa ra cũng ở dạng các tổ hợp mã 16 bit hoặc 32 bit (tuỳ theo bộ xử lý xử dụng cho thiết bị điều khiển). Sau khi giải mã tổ hợp mã nhị phân được dịch sang dạng thập phân và kết quả là một trong số n đầu ra của bộ giải mã nhận được tín hiệu điều khiển để đưa tới điểm điều khiển tương ứng.