VI. BÁO HIỆU
6.3. Báo hiệu kênh chung
6.3.1. Đặc điểm chung
Báo hiệu kênh chung (CCS: Common Channel Signalling) khắc phục được nhược điểm của phương thức báo hiệu kênh riêng về mặt hiệu suất sử dụng kênh báo hiệu. Với phương thức báo hiệu kênh chung, kênh báo hiệu phân phát cho kênh tiếng nói chỉ trong từng khoảng thời gian báo hiệu. Người ta sử dụng một tuyến thông tin số liệu riêng biệt chuyên dùng cho công việc báo hiệu.
A B
034-845300
034
845300
300
Chuyển thông tin địa chỉ kiểu thông suốt ( end-to-end)
TĐ1 TĐ2 TĐ3 TĐ4 A B 034-845300 034 845300 300
Chuyển thông tin địa chỉ kiểu hỗn hợp
Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS có một chùm kênh báo hiệu. Chùm kênh này chỉ được phân phát cho một kênh tiếng nói có nhu cầu báo hiệu trước nhất. Như vậy các kênh tiếng nói cần được xếp theo thứ tự chờ kênh báo hiệu rỗi. Dung lượng kênh báo hiệu phụ thuộc vào nội dung báo hiệu, tần suất sử dụng mỗi kênh tiếng nói. Chính vì vậy thiết bị báo hiệu có thể được tập chung hoá, chế tạo gọn gàng hơn. Nó tạo ra ưu điểm về mặt kinh tế. Tuy nhiên phương thức báo hiệu này chỉ sử dụng cho các tổng đài SPC để trao đổi báo hiệu liên đài giữa các bộ vi xử lý.
a. Báo hiệu giữa các bộ vi xử
Báo hiệu giữa các bộ vi xử lý không xử dụng dạng báo hiệu thông thường như: dòng một chiều, mã bit... Với phương thức báo hiệu kênh chung người ta sử dụng một bản tin số liệu dài khoảng 40-50ms đủ để truyền dẫn toàn bộ thông tin.
Từ mã báo hiệu được chia ra thành các phần tử hoặc trường mã bit đại diện cho:
- Một bản tin báo hiệu: địa chỉ kênh tiếng nói, địa chỉ dịch vụ...
- Một bản tin điều khiển: đồng bộ, địa chỉ bản tin, thông tin xác nhận thu...
- Một bản tin phát hiện lỗi: các bit dư để phát hiện lỗi truyền dẫn.
b. Thể thức chuyển tin
Cấu tạo của bộ phận điều khiển chuyển tin phụ thuộc vào thể thức hay nguyên tắc chuyển tin. Bộ phận này liên quan chủ yếu tới quá trình đồng bộ và hiệu chỉnh lỗi. Các cấp mạng cần thiết phải đồng bộ: Bộ xử lý Tổng đài B Bộ xử lý Tổng đài A CCIS SIG CCIS SIG
- Cấp tuyến số liệu cần thiết phải khôi phục đồng bộ bit cho số liệu báo hiệu.
- Cấp bản tin xác định được điểm đầu và điểm cuối của mỗi bản tin. - Cấp dãy tin nhận dạng từng bản tin trong dãy bản tin nhận được, nếu cần thiết có thể phát lại bản tin.
Đề phòng lỗi
Để phát hiện và hiệu chỉnh lỗi xuất hiện trong quá trình truyền dẫn cần thiết phải có độ dư của bản tin phát đi nếu không có dự kiến phương thức phát lại bản tin. Với kênh hai hướng được được sử dụng cho tuyến báo hiệu thì cần phải dư để phát hiện lỗi.
6.3.2. Hệ thống báo hiệu số 7 (CCITT No 7)
Để đưa vào nhiều dịch vụ và tiện nghi mới cho thuê bao, cho cơ quan khai thác và mạng viễn thông, hệ thống báo hiệu số 7 được hoàn thiện. Hệ thống này thích hợp cho cả mạng quốc tế và mạng quốc gia với thuộc tính tối ưu cho mạng thông tin.
Thể thức tin
F Cờ mở
BSN Địa chỉ dãy tin về BIN FSN F IB LI INF CRC F
Bit chỉ thị dãy tin về Địa chỉ dãy tin đi
Chiều dài của bản tin Bit chỉ thị dãy tin đi
Dự trữ Thông tin Các bít kiểm tra Cờ đóng
Hệ thống báo hiệu số 7 được chia thành các cấp báo hiệu: - Cấp báo hiệu 1: Là cấp đường truyền số liệu báo hiệu.
- Cấp báo hiệu 2: Là cấp thực hiện các nhiệm vụ và thể thức đường truyền báo hiệu. Nó tiến hành các công việc như: phát các bản tin báo hiệu lên tuyến số liệu ở dạng các đơn vị thông tin báo hiệu, định giới hạn các đơn vị báo hiệu thông qua cờ mở và cờ đóng, phát hiện lỗi chuyền và hiệu chỉnh lỗi, phát hiện sự cố trên đường trên đường báo hiệu qua việc giám sát lỗi ở các đơn vị báo hiệu và phục hồi các thể thức đặc biệt.
- Cấp báo hiệu 3: Xác định các nhiệm vụ và thể thức chuyển tin, nó có hai nhiệm vụ là định hướng các bản tin tới tuyến số liệu hoặc bộ phận thuê bao thích ứng và điều khiển tạo tuyến theo thời gian thực cho các bản tin.
- Cấp báo hiệu 4: Đây là cấp báo hiệu thuê bao. Mỗi bộ phận thuê bao có một nhiệm vụ và thể thức báo hiệu riêng như báo hiệu điện thoại, số liệu hoặc thuê bao ISDN.
Cấp 1 Xử lý bản tin báo hiệu Quản lý mạng báo hiệu Các khối chức năng mạng báo hiệu Các khối chức năng tuyến báo hiệu Kênh số liệu Tuyến báo hiệu
Đo thử và bảo dưỡng
Bộ phận chuyển tin Thuê bao thoại Thuê bao số liệu Thuê bao số liệu Các thuê bao khác Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4
Thông tin báo hiệu là một tập tuyến ghép các thông tin. Các tin tức này được xác lập ở cấp 3 và cấp 4 của hệ thống báo hiệu cho từng cuộc gọi, từng công việc quản lý...
Sau khi hình thành các bản tin theo đúng thể thức quy định, bản tin được chuyển đi. Mỗi bản bản tin có một phần chỉ thị nghiệp vụ. Nó xác định các thông tin đặc trưng của thuê bao chủ gọi, như đây là cuộc gọi trong nước hay quốc tế mà thuê bao có quyền gọi, các thông tin báo hiệu chứa trong bản tin bao gồm tin tức của thuê bao như số liệu điều khiển gọi, thông tin về quản lý và bảo dưỡng cũng như các thông tin về kiểu và thể thức của bản tin. Bản tin còn có một nhãn tin. Nhãn này tạo điều khiển cho bản tin được tạo tuyến qua mạng báo hiệu ở cấp 3 của hệ thống đưa tới đích nhận tin và định hướng bản tin tới bộ phận thuê bao hay mạch điện mong muốn.
Trên đường chuyền báo hiệu các thông tin báo hiệu này chứa trong các đơn vị tin. Chúng chứa cả các thành phần điều khiển liên quan tới các khối chức năng của cấp mạng báo hiệu thứ hai.