Chuẩn hoá trang thiết bị tồn trữ và thu gom CTR 1 Túi nylon

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển (Trang 49 - 50)

QUẢ CTRĐT TẠI NGUỒN Ở Q

4.1Chuẩn hoá trang thiết bị tồn trữ và thu gom CTR 1 Túi nylon

4.1.1 Túi nylon

(1) Chất liệu

Chất liệu của túi nên sử dụng là túi PE ( không nên sử dụng loại túi PVC vì tính năng gây ô nhiễm môi trường khi đốt và thời gian phân huỷ lâu). Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân huỷ sinh học để đựng CTR thực phẩm đã được phân loại. Mục đích chính của việc sử dụng túi này là sự tiện lợi khi chôn lấp loại chất thải này không cần phải xé bỏ túi chứa vì thời gian phân huỷ của túi này rất ngắn ( tuỳ đặc tính của từng loại túi mà thời gian phân huỷ có thể từ 2 tháng – 1 năm). Tại Việt Nam, loại túi này đang trong thời gian nghiên cứu để sản xuất vì giá thành của loại chất liệu này tương đối cao. Vì vậy, khoá luận đề xuất loại túi PE để chứa cả hai loại CTR.

(2) Màu sắc

- Đối với CTR thực phẩm : đề xuất màu xanh lá cây cho loại chất thải này, vì màu xanh lá cây tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,…

- Đối với CTR còn lại : đề xuất màu xám, vì đây là màu dễ nhận biết, dễ sản xuất đồng thời có thể tận dụng được phế liệu nhựa để sản xuất.

(3) Mẫu mã

Túi sẽ được thiết kế theo dạng thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm tránh sử dụng cho mục đích khác.

Trên mỗi loại túi nylon đựng CTR sẽ in biểu tượng của CTR cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải để người tham gia phân loại dễ nhận biết ( Ví dụ : túi đựng chất thải thực phầm phải ghi dòng chữ “ CTR thực phẩm” và túi đựng chất thải còn lại phải ghi dòng chữ “ CTR còn lại”.

Túi sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các thùng chứa đưa vào sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình ( trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,… )

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển (Trang 49 - 50)