TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆTHỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q
2.5.3 Lợi ích kinh tế
Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế
CTR đô thị bao gồm 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 – 12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao.
Các số liệu điều tra trước đây trên BCL Đông Thạnh cho thấy thu nhập của một em nhỏ (12 – 14 tuổi) khoảng 30.000đồng/ ngày hoặc của hai vợ chồng thu nhặt lon, nhựa cứng… khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ ngày. Đây là thu nhập ổn định và đó là lý do tại sao số người nhặt CTR trên BCL Đông Thạnh luôn ở con số trên dưới 1000 người. Tổng giá trị kinh tế từ việc bán phế liệu là không đổi. một phần thuộc về người dân phần còn lại thuộc về công ty quản lý công tác thu gom và phân loại tại trạm phân loại tập trung.
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp CTR sinh hoạt Tiết kiệm diện tích BCL nhờ giảm khối lượng CTR chôn lấp
Như đã phân tích, lượng phế liệu bán được chiếm 16 – 25% tổng khối lượng CTR đô thị. Bằng cách tính tương tự, khối lượng CTR không phải chôn lấp và dung tích bãi chôn lấp tiết kiệm được do không phải chôn lấp phần CTR này.
Tiết kiệm diện tích BCL nhờ chôn lấp riêng CTR thực phẩm dễ phân huỷ
Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân huỷ CTR cũng như độ nén ép của bản thân khối lượng CTR của các lớp bên trên đối với các lớp bên dưới. Nếu chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ tăng lên gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế.
Tính kinh tế từ việc tái sử dụng CTR thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ
Bằng cách chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sản phẩm tạo thành từ quá trình phân huỷ kỵ khí ( do ủ trong hố chôn lấp) có thể làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp hàng ngày không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản phẩm compost, tỷ lệ compost thu được từ rác ban đầu là 10% (theo khối lượng CTR ướt).
Phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sàn xuất nguyên liệu; - Tiết kiệm tài nguyên nước;
- Tiết kiệm năng lượng;
Tính kinh tế từ việc xử lý nước rỉ rác
Tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, vấn đề nan giả nhất của công tác vận hành và quản lý bãi chôn lấp là xử lý nước rỉ rác. Mặc dù lưu lượng không lớn, khối lượng chôn lấp khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ ngày vào mùa khô lưu lượng khoảng 300 – 400m3/ngđ và vào mùa mưa lưu lượng khoảng 400m3/ngđ ( tuỳ theo diện tích bãi chôn lấp đang hoạt động), nhưng nồng độ của các chất ô nhiễm rất cao (COD = 33.000 – 65.000 mg/l; TDS = 5.000 – 12.000 mg/l; Ntt = 1.200 – 1.500 mg/l), nên nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, cả nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và đặc biệt là không khí có mùi hôi thối nặng nề sinh ra từ nước rỉ rác.
Cho đến nay, chưa có nơi nào ở Việt Nam xử lý được nước rỉ rác với nồng độ cao từ bãi chôn lấp với một cách triệt để, thậm chí kể cả bãi chôn lấp Gò Cát là nơi ứng dụng công nghệ hiện đại nhất do Hà Lan tài trợ. Cũng đã có nơi nghiên cứu xử lý nước rò rỉ của bãi chôn lấp Gò Cát với nồng độ COD đến 48.000mg/l, nhưng giá thành xử lý đến 300.000đ/m3. Nếu mỗi năm bãi chôn lấp sinh ra từ 70.000m3 đến 100.000m3 nước rò rỉ/ năm với giá thành xử lý như trên, mỗi năm thành phố phải chi ra một khoảng tiền khoảng 2,1 đến 3,0 tỷ đồng để xử lý nước ró rỉ có nồng độ ô nhiễm thấp ( COD = 2.000 – 3.000mg/l) và khoảng 21 – 30 tỷ đồng để xử lý nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao (COD = 33.000 – 52.000mg/l ). Đặc biệt, số tiền này phải chi trả liên tục trong nhiều năm, ngay khi bãi chôn lấp đóng cửa. Cần lưu ý rằng số tiền trên xấp xỉ với kinh phí hàng năm Cty MTĐT (CITENCO) nhận được của thành phố để vận hành các bãi chôn lấp hiện nay (chôn, lấp và xử lý mùi) hoặc đủ để xây dựng nhiều trường phổ thông. Phải nhận thấy rằng kinh phí xử lý nước rò rỉ quá lớn, khó có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng chắc chắn phải chấp nhận khi các sự cố môi trường xảy ra. Thực tế cũng cho ta thấy trong khi chưa tìm được giả pháp khác thích hợp để giảm lượng nước rò rỉ, giảm giá thành xử lý, thì rác vẫn cứ đổ, nước rò rỉ vẫn tiếp tục sinh ra và các khó khăn vẫn tìm các công nghệ thích hợp để giải quyết. Vì vậy nếu giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt lên bãi chôn lấp thì chi phí xử lý nước rò rỉ sẽ giảm đáng kể.