Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển (Trang 36 - 38)

TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆTHỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q

2.4.4Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp

- Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải là hoạt động rất phổ biến ở TP.HCM nói chung và Quận 4 nói riêng, nhưng trong hệ thống quản lý CTR không đề cập đến lĩnh vực tái chế, mà xem nó như là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong lĩnh vực tư nhân năng động. Trước đây, có nhà máy phân loại CTR tại Xí Nghiệp Phân Tổng Hợp Hóc Môn nhưng đến nay nhà máy không còn hoạt động từ năm 1991. Về phương tiện chính thức hầu như chưa có phương tiện nào sử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Hiện nay, hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ CTR đã trở thành một nghề khá phổ biến ở nước ta. Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong hầu hết các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn:

- Chất thải rắn tại nguồn được thu hồi bởi người dân hoặc một số người nhặt CTR

- Song song với quá trình thu gom luôn là hoạt động thu hồi CTR, hiện nay hầu hết các

- Hầu hết các bô trung chuyển CTR hiện nay đều thực hiện đồng thời hai chức năng:(1) chức năng trung chuyển, (2) thu hồi phế liệu

- Trước đây tại bãi Đông Thạnh có khoảng 1000 người từ nhiều nơi đổ về đây sinh sống bằng nghề nhặt CTR với thu nhập khoảng 40.000VNĐ/người, nhưng đến nay không còn nữa.

Thành phần chất thải rắn được tách ra tái sinh chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải, một phần là bao nhựa,… các thành phần như chất thải thực phẩm, móp xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và được đổ bỏ tại bãi chôn lấp.

Quá trình thu hồi và tái chế phế liệu từ rác được diễn ra như sau: phế liệu được thu hồi bởi những người nhặt CTR hoặc những người thu mua ve chai, sau đó bán cho các vựa ve chai nhỏ. Các vựa này bán cho các vựa lớn chuyên thu mua các loại phế liệu như vựa giấy, vựa nhôm,…Một số vựa lớn có điều kiện mặt bằng và thiết bị sẽ tự tái chế phế liệu, những vựa không tự tái chế thì bán lại cho các cơ sở tư nhân chuyên tái chế phế liệu trong thành phố hoặc chuyển ra bán tại các tỉnh khác.

Việc thu hồi – tái sử dụng chất thải có ý nghĩa tích cực như sau:

- Trong tình hình xử lý chất thải khó phân huỷ còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thành phố đã góp phần rất lớn để giải quyết vấn đề nan giải này.

- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một lực lượng lao động lâu đời trong ngành tái chế.

- Tái sản xuất một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ vốn eo hẹp trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguyên liệu nhựa và nhôm sẵn có trong nước.

- Đối với nước đang phát triển, hoạt động tái chế phế liệu vẫn đang được khuyến khích.

- Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể do đó khong nhiều thì ít đều gây ô nhiễm môi trường không khí hoặc nước thải. Tuy vậy, vấn đề này có thể được giải quyết bằng phương pháp hỗ trợ vốn, chính sách giảm thuế nhằm khuyến khích các cơ sở cải tiến thiết bị hiện đại và trang bị các hệ thống xử lý ô nhiễm.

- Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động tái chế phế liệu có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ công nhân trong dây chuyền tái chế.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển (Trang 36 - 38)