5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
5.1.3. Các phương hướng và mục tiêu
Chủ đầu tư sẽ thiết lập các phương hướng và mục tiêu bảo vệ môi trường cho mọi cấp độ và chức năng tương ứng trong công tác quản lý. Các mục tiêu và phương hướng về môi trường của dự án được xác định trong những yêu cầu cụ thể:
- Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của dự án. - Quản lý môi trường trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, nhằm duy trì những thông số kỹ thuật thoả mãn những yêu cầu luật pháp liên quan đến môi trường, an toàn và sức khỏe cũng như các yêu cầu về tài chính, sản xuất và thương mại cụ thể cho dự án.
- Đảm bảo những tác động môi trường có mức độ bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam, như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết;
- Ngăn ngừa mọi ô nhiễm và tạo điều kiện hoàn thiện một cách liên tục quản lý môi trường trong tất cả các giai đoạn của dự án;
- Lựa chọn giải pháp tối ưu về công nghệ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về mặt môi trường cũng như về mặt kinh tế.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp;
- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường. 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường của khu vực dự án, Chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện quan trắc hàng năm theo qui định và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường ở địa phương (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kon Tum) làm cơ sở theo dõi và quản lý.
5.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn
a). Giai đoạn xây dựng
- Vị trí giám sát: 03 vị trí (01 điểm bên trong dự án, 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - đầu hướng gió và 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - cuối hướng gió).
- Thông số giám sát: Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lững, SO2, NO2, CO.
- Tần suất giám sát: 01 lần giám sát khi hoàn thành việc xây dựng lắp đặt
- Qui chuẩn so sánh: QCVN 05:2009; QCVN 06:2009;
b). Giai đoạn sản xuất
- Vị trí giám sát: 03 vị trí (01 điểm bên trong dự án, 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - đầu hướng gió và 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - cuối hướng gió).
- Thông số giám sát: Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lững, SO2, NO2, CO.
- Tần suất giám sát: định kỳ 2 lần/năm.
- Qui chuẩn so sánh: QCVN 05:2009; QCVN 06:2009; QCVN 19:2009;
5.2.2. Giám sát chất lượng nước
a). Giai đoạn xây dựng
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại giếng đào bên trong Xí nghiệp - Thông số giám sát: pH, độ cứng, TS, COD, NO3-, Coliform. - Tần suất giám sát: 1 lần trong quá trình xâyd ựng, lắp đặt thiết bị - Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT.
b). Giai đoạn sản xuất
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại giếng đào bên trong Xí nghiệp - Thông số giám sát: pH, độ cứng, TS, COD, NO3-, Coliform. - Tần suất giám sát: 2 lần/năm
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT.
5.2.3. Giám sát chất thải rắn
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất sẽ được thống kê hàng ngày. Định kỳ tổng hợp kết quả và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương trong giai đoạn sản xuất với tần suất 2 lần/năm.
Các số liệu trên sẽ được xử lý, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện thấy có sự dao động lớn hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm, hoặc xảy ra sự cố, Chủ dự án sẽ có đề xuất và báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Chương 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ CẤP XÃ
Sau khi xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tóm tắt của Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum, Uỷ ban Nhân dân (UBND) và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) xã Ia Chim, Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã gửi văn bản góp ý cho báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh, UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đề xuất ý kiến như sau:
- Cần xây dựng các biện pháp xử lý chất thải theo cam kết;
- Có kế hoạch giám sát định kì chất lượng môi trường xung quanh khu vực Dự án để kịp thời kiểm tra, xử lý việc ô nhiễm môi trường (nếu có); không gây ảnh hưởng đến việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân xung quanh;
- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã; - Phải đảm bảo an ninh trật tự khi Dự án đi vào hoạt động.
(Văn bản góp ý của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đính kèm phần phụ lục)
6.2. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư nhận thấy các ý kiến đóng góp như trên của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim là hợp lý. Chủ đầu tư ghi nhận và cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đã đưa ra.
Các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động có hại được trình bày chi tiết trong Chương 4 của báo cáo này.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự án, dựa trên các kết quả dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường có thể kết luận như sau:
- Việc mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh lên công suất 8.000 tấn/năm góp phần đảm bảo nhu cầu phân bón cho Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum nói riêng và cho thị trường phân bón tại tỉnh Kon Tum nói chung.
- Dự án đi vào hoạt đồng tạo việc làm ổn định cho 20 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, góp phần thúc đẫy kinh tế xã hội tại địa phương.
- Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội có khả năng kiểm soát được.
- Chủ đầu tư sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát môi trường và thực hiện đầy đủ, cụ thể các biện pháp để xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực dự án, Chủ đầu tư đã hoàn thành báo cáo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cam kết thực hiện bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định. 2. KIẾN NGHỊ
Để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động có hiệu quả, Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm xem xét, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh sớm được triển khai thực hiện đúng tiến độ.
3. CAM KẾT
Thực hiện đúng theo các quy định Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum cam kết:
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực
Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường như đã thực hiện trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất về khí thải, tiếng ồn, xử lý nước thải và chất thải rắn theo Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng; thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 chương 6 của báo cáo ĐTM, tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án. Đảm bảo công tác an toàn, phòng chống rủi ro trong quá trình vận hành dự án.
Giám sát chặt chẽ khối lượng các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
Không sử dụng các loại hoá chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm. Thành lập bộ phận chuyên trách về an toàn môi trường của Xí nghiệp và dành kinh phí hàng năm cho việc sửa chữa nâng cấp thiết bị bảo vệ môi trường cũng như việc quan trắc, giám sát, quản lý môi trường của Xí nghiệp.
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý môi trường tỉnh Kon Tum, phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Kon Tum có kế hoạch theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của dự án nhằm phát hiện kịp thời các sự cố môi trường có thể xảy ra để hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực từ những hoạt động của dự án đến môi trường.
Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
3.2. Cam kết thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường
Chủ đầu tư cam kết, các chất thải của Xí nghiệp thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường như sau:
3.2.1. Đối với môi trường không khí
+ QCVN 05:2009 – Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009 - Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 19:2009 - Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
3.2.2. Đối với tiếng ồn
+ TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.
3.2.3. Đối với môi trường nước
+ QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt. + QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm.
+ QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
3.2.4. Đối với chất thải rắn
+ TCVN 6706:2000 – Chất thải nguy hại – Phân loại
+ Chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh.
Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành các công trình, các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động và cam kết đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong khu vực dự án, môi trường không khí xung quanh và các quy định pháp luật liên quan.
Chủ đầu tư sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.