Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ (Trang 64 - 65)

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.2.2. Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do nước thải

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Xí nghiệp được thu gom vào tuyến đường ống riêng và được tách cặn, rác trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

Nước thải từ khu nhà vệ sinh của Xí nghiệp được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại.

* Hệ thống bể tự hoại

Lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,6 m3/ngày được xử lý bằng bể tự hoại. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại chủ yếu dựa vào các quá trình lắng cặn, lên men cặn lắng và quá trình lọc cặn còn lại sau khi lên men.

Do tốc độ nước chảy qua bể rất chậm (thời gian lưu lại của dòng nước trong bể từ 1 đến 3 ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh: Dưới tác dụng của trọng lực bản thân các hạt cặn (cát, bùn, phân) lắng dần xuống đáy bể và các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. Do đó, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn... Nhiệt độ càng cao tốc độ lên men cặn càng nhanh. Các ngăn xử lý dòng hướng lên đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nước thải với lớp bùn đáy bể - nơi chứa quần thể các vi khuẩn kỵ khí. Kết quả của quá trình lên men cặn là sẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ thành các chất đơn giản gồm H2O, các khí CO2, CH4,... Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men tương ứng là 95% và 90%. Ngăn lọc kỵ khí ở cuối bể với vật liệu lọc là than xỉ cho phép tách cặn lắng, tránh rửa trôi các chất rắn ra khỏi bể, nâng cao hiệu quả xử lý.

Khi mở rộng Xí nghiệp vẫn sử dụng hệ thống bể tự hoại hiện có.

* Thu gom nước mưa chảy tràn

Xí nghiệp sẽ thiết kế hệ thống thoát nước theo tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng, được tính toán khi có lượng mưa lớn nhất.

Nước thải loại này thường không bị ô nhiễm dầu mỡ, không chứa các chất độc hại đối với môi trường, chủ yếu là các cặn, bụi bẩn ở trên mặt đường bị cuốn theo khi nó đi qua. Hệ thống thoát nước bề mặt được thiết kế theo dạng mương hở xây bằng gạch và bê tông cốt thép, nước thải bề mặt sẽ được thu gom qua các khe hở của tấm đan đậy trên mương. Hệ thống mương hở được bố trí quanh khuôn viên Xí nghiệp. Để đảm bảo khả năng thoát nước kịp thời trong những trường hợp có mưa lớn, kích thước của mương được thiết kế dựa trên lưu lượng nước tính toán. Cao độ của

mương được xác định theo địa hình khu vực, đảm bảo khả năng tự chảy là lớn nhất. Nước thải bề mặt từ các khu vực trong khuôn viên dự án được thu gom vào mương thoát chính và chảy ra suối Ia bron. Dọc các mương thoát nước có bố trí các hố ga để giảm lưu lượng và thu gom cặn, cũng như để làm vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)