5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động dự án
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.10: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động
TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động
1 Không khí khu vực dự án - Bầu không khí trong phạm vi Xí nghiệp và dọc các tuyến đường vận chuyển
2 Nguồn nước ngầm tại khu
vực dự án - Các giếng khoan, giếng đào tại khu vực dự án và vùng lân cận 3 Nguồn nước mặt bên cạnh
khu vực dự án
- Suối Ia bron
4 Thực vật tại khu vực dự án - Thảm thực vật xung quanh khu vực Xí nghiệp
5 Hạ tầng đường giao thông
khu vực dự án - Hệ thống giao thông tại khu vực dự án và vùng lân cận sẽ bị xuống cấp do hoạt động vận tải ra vào Xí nghiệp
6 Công nhân - Toàn bộ công nhân làm việc trong Xí nghiệp
7 Môi trường xã hội - Không ảnh hưởng nhiều do các hộ dân cư sống cách xa khu vực Xí nghiệp
3.2.3. Đánh giá tác động môi trường
3.2.3.1. Ô nhiễm không khí
(1) Ô nhiễm do quá trình sản xuất
Bụi phát sinh vào thời điểm vận chuyển nguyên liệu từ kho tới khu vực sản xuất, bụi sinh ra từ quá trình nhập liệu phối trộn, phơi. Nhìn chung, bụi phát sinh từ những khu vực này chủ yếu là bụi lắng và một phần nhỏ hơn là bụi lơ lửng. Do khu vực Xí nghiệp nằm cách xa khu dân cư với khoảng cách an toàn nên bụi chỉ ảnh hưởng đến người công nhân làm việc trực tiếp và Xí nghiệp chế biến cao su cạnh bên.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân tích mẫu không khí tại Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh tương tự đang hoạt động sản xuất tại Gia Lai của Công ty cao su Chư Prông với công suất 5000 tấn/năm cho thấy, loại hình sản xuất này gây ô nhiễm chủ yếu là bụi và một số chất vô cơ gây mùi, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng cục bộ trong khu vực sản xuất. Giám sát thực tế do Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường thực hiện tại hai
điểm có khả năng gây ô nhiễm lớn nhất của Xí nghiệp, kết quả như bảng sau:
Bảng 3.11: Kết quả phân tích các thông số gây ô nhiễm môi trường không khí của Xí nghiệp sản xuất phân bón vi sinh - Gia Lai
St t Các thông số Đơn vị Kết quả QCVN M1 M2 I. Không khí 05:2009 19:2009 1 Bụi lơ lửng (TSP) μg/m3 307,49 233,52 300 - 2 CO μg/m3 10624,4 12050,2 30000 - 3 NO2 μg/m3 123,4 139,2 200 - 4 NH3 μg/m3 57 49 - 76 5 H2S μg/m3 1,1 KPH - 7,5
6 Mùi - Khó chịu Khó chịu - -
II. Tiếng ồn 5949:1998
Mức âm (Leq)
- HT dBA 71 56 < 75
Độ rung dBA 42 31 -
Ghi chú:
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất cô cơ;
- TCVN 5949 -1998 :Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép;
- (-): Không qui định; - KPH: Không phát hiện.
Vị trí đo mẫu:
M1: Khu vực sản xuất của
M2: Cuối hướng gió cách kho chứa 10m về hướng Tây. (2) Ô nhiễm do quá trình tập kết nguyên vật liệu
Tuỳ theo điều kiện chất lượng đường sá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ -1995, kết quả tính tải
lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu được tính theo công thức sau: L = 1,7 x [ ) 365 365 ( ) 4 ( ) 2,7 W ( 48 12 5 . 0 7 . 0 p X w X X S X s − Trong đó:
L: Hệ số phát thải bụi (kg/km/lượt xe/năm). k: Kích thước hạt; 0,2.
s: Lượng đất trên đường; 8,9% S: Tốc độ trung bình của xe; 20 km/h
W: Trọng lượng có tải của xe; 10 tấn w: Số bánh xe; 6 bánh
p: Số ngày hoạt động trong năm
Thay số ta được hệ số phát thải bụi là 0,15 kg/km/lượt xe/năm.
Từ hệ số phát thải bụi trên và khoảng cách vận chuyển, số lượt xe, nồng độ bụi lơ lửng trung bình trong khu vực nạp liệu được tính toán dao động trong khoảng 4,5 – 5,5 mg/m3. So sánh với tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động của bụi không chứa Silic là 8mg/m3 (theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động) thì nồng độ bụi còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy, đối với các công nhân lao động trực tiếp tại các khu vực phát sinh bụi yêu cầu phải được bảo vệ an toàn bằng kính mắt và khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm ...
(3) Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ôtô chạy xăng là 0,15 lít/km và các loại xe ô tô chạy dầu là 0,3 lít/km.
Theo ước tính sơ bộ, lượng xe cộ ra vào Xí nghiệp khoảng 5 lượt xe ôtô chở nguyên liệu/ngày (chạy dầu Diezel), và 15 lượt xe gắn máy/ngày.
Áp dụng với khoảng cách hoạt động giao thông trung bình là 20 km cách trung tâm Xí nghiệp, thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động của động cơ sử dụng khoảng 35 lít xăng dầu/ngày.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do đốt nhiên liệu của Tổ chức Y tế Thế giới thì trung bình mỗi ngày có 0,12 kg bụi, 0,14 kg SO2, 1,54 kg NO2, 0,784 kg CO thải vào môi trường không khí khu vực do hoạt động giao thông.
(4) Tác động của các chất khí
Tác động của các chất ô nhiễm không khí được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.12: Tác động của các chất ô nhiễm không khí
TT Thông số Tác động
1 Khí axít (SOx,
NOx). -
Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu; - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa;
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.
2 Oxyt cacbon (CO)
Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào.
3 Khí cacbonic
(CO2) - Gây rối loạn hô hấp;
- Gây hiệu ứng nhà kính;
- Tác hại đến hệ sinh thái. 4 Hydrocarbon
(THC,VOC) Gây nhiễm độc cấp tính: Suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong. 5 Chất gây mùi H2S tác động đến các vùng nhạy cảm, mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh và thần kinh hering. Ở nồng độ thấp (0,24 – 0,36 mg/l) H2S có tác động lên mắt và đường hô hấp. Với nồng độ 150 ppm có thể gây tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy.
Các chất khí có hại như các oxit Nitơ, CO, SOx, … chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất và phát tán gây nguy hại đến bầu khí quyển. Với nồng độ cao, những loại khí này sẽ phản ứng hoá học với hơi nước có trong không khí tạo thành chất ô nhiễm thứ cấp như HNO3, H2CO3… và gây ra những trận mưa axit, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có khả năng xảy ra do ô nhiễm khí thải.
(5) Các loại ô nhiễm khác
Mùi hôi do việc phân huỷ các chất hữu cơ sinh ra từ khu vực kho, bãi chứa nguyên liệu, khu vực chứa chất thải. Tuy nhiên, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp như xây dựng kho có hệ thống thông gió và khu lưu giữ chất thải cuối hướng gió nên ảnh hưởng do mùi hôi từ các khu vực này là không đáng kể ở mức không gây khó chịu cho khu vực xung quanh .
b). Các tác nhân vật lý như tiếng ồn, độ rung, nhiệt, bức xạ… sinh ra trong quá trình sản xuất
- Ô nhiễm do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn (máy nghiền, máy trộn, …) mức ồn phát sinh trong xưởng thường tương đối cao và liên tục (trung bình 80-85 dBA). Ngoài ra, tuỳ theo chu kỳ vận hành thiết bị, tiếng ồn cục bộ có thể > 90 dBA vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu sản xuất (TCVN 3985-1999).
Việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn ồn từ 80 dBA trở lên làm ức chế thần kinh trung ương, gây trạng thái mệt mỏi khó chịu và làm giảm năng suất lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. Khi làm việc ở các cơ sở sản xuất hoặc các khu vực có độ ồn cao người công nhân phải được trang bị nút bịt tai để chống ồn.
- Ô nhiễm do nhiệt dư
Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất nhiều mồ hôi kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các yếu tố như tốc độ gió cũng là một trong các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới nhiệt độ trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, tốc độ gió còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc nhà xưởng và điều kiện thông gió.
Thông thường, vào những ngày nắng nóng nhiệt độ tại khu vực xưởng sản xuất thường cao hơn bên ngoài từ 1-30C ảnh hưởng tới công nhân sản xuất. Vì vậy, tại khu vực này Chủ đầu tư sẽ phải tăng cường các biện pháp làm mát như cung cấp nước lọc đảm bảo chất lượng cho công nhân, lắp đặt hệ thống quạt thông gió cho nhà xưởng, xây dựng nhà xưởng thông thoáng.