Nhiễm do nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ (Trang 50 - 56)

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.2.3.2. nhiễm do nước thải

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh không có nước thải công nghệ chỉ có nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn:

Khi Xí nghiệp mở rộng nâng công suất và đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 20 lao động cả gián tiếp và trực tiếp. Theo tiêu chuẩn cấp nước TCVN 33:2008, định mức nước cấp sinh hoạt là 100lít/người/ngày đêm, mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 80 lít/người/ngày đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp).

Dựa vào các số liệu trên, tính được tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Xí nghiệp khoảng 1,6 m3/ngày đêm.

Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)

TT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54

2 COD 72 – 102

3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145

4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30

5 Tổng nitơ (N) 6 – 12

6 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8

7 Tổng photpho (P) 0,8 – 4,0

(Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993)

Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp như được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp

TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (K=1,2) 1 BOD5 4,5 - 5,4 562-675 60 2 COD 7,2 – 10,2 900-1.275 - 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 7,0 – 14,5 875-1.812 120 4 Dầu mỡ 1,0 – 3,0 125-375 24 5 Tổng nitơ (N) 0,6 – 1,2 75-150 - 6 Amoni (N-NH4) 0,24 – 0,48 30-60 12

7 Tổng photpho (P) 0,08 – 0,4 10-50 12

Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

So sánh nồng độ nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) với QCVN 14:2008/ BTNMT cho thấy nồng độ BOD, SS, dầu mỡ, amôni, tổng P cao hơn quy chuẩn nhiều lần.

Để hạn chế tác động do nước thải sinh hoạt, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

(2) Nước mưa chảy tràn:

Trên diện tích khu đất dự án 17.800 m2 và số liệu về chế độ mưa tại khu vực như đã trình bày trong chương II ta có thể ước tính được lượng mưa rơi và chảy tràn trên bề mặt như sau:

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực dự án được tính toán như sau:

Q = 0,278 x K x I x F Trong đó:

K: Là hệ số dòng chảy (K = 0,6) I: Là cường độ mưa (mm/ngày) F: Diện tích lưu vực (17.800 m2)

Với cường độ mưa lớn nhất (tính theo lượng mưa trung bình ngày trong tháng 8/2009) là I = 12,76 mm/ngày = 14,13.10-3m/ngày.

Vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình lớn nhất trong 1 ngày tại khu vực dự án là:

Q = 0,278 x 0,6 x 12,76.10-3 x 168.553 = 358,5 m3/ngày.

Theo tính toán như trên, khi có trận mưa với cường độ I = 12,76 mm/ngày thì lưu lượng nước mưa trên khu vực dự án khoảng 358,5 m3/ngày. Với lưu lượng như vậy nếu chảy tràn qua các khu vực kho nguyên liệu, bãi chứa sản phẩm, ... sẽ kéo theo một lượng lớn chất rắn lơ lửng gây bồi lắng khu vực xung quanh dự án.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Bảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)

Photpho 0,004 - 0,03 Nhu cầu ôxy hoá học (COD) 10 - 20 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 - 20

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO)

Với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như trên, so sánh với tiêu chuẩn thải QCVN 24:2009/BTNMT thì được quy ước là nước thải sạch. Do đó, có thể tách riêng biệt đường ống thoát nước mưa và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi có biện pháp xử lý sơ bộ.

(3)Tác động của các chất ô nhiễm từ nước thải

Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.16: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

TT Thông số Tác động

1 Nhiệt độ

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO)

- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học

- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước

2 Các chất hữu cơ

- Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước làm thay đổi thành phần nước (pH giảm, nước có màu đen, mùi hôi,…), tăng khả năng hoà tan và tạo phức bền vững của các ion kim loại nặng với thành phần hữu cơ, phát triển vi sinh vật yếm khí cùng với những tác nhân gây dịch bệnh.

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh 3 Chất rắn lơ

lửng

- Tạo nên độ đục, độ màu gây cản trở quá trình quang hợp thực vật thuỷ sinh dẫn đến giảm lượng oxy trong nước. Các chất lắng đọng tích tụ gây bồi lắng dòng chảy. 4 Dầu mỡ - Làm giảm tính chất hoá lý của nước (thay đổi màu,

mùi, vị), tạo thành lớp váng mỏng ngăn cản quá trình hoà tan oxy vào trong nước. dầu lắng đọng gây ô nhiễm tầng đáy với thời gian tồn lưu khá dài và trong điều kiện xáo trộn nhất định xuất hiện trở lại trên mặt nước gây ô nhiễm thứ cấp.

- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, đời sống thuỷ sinh và suy giảm mạnh mẽ chất lượng

thuỷ hải sản môi trường tiếp nhận.

5 Các chất dinh dưỡng (N, P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng tới cân bằng sinh học của nước làm tăng nồng độ các chất có tính khử, tăng tính độc của nguồn nước, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống của động thực vật thuỷ sinh.

6 Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập, phát triển và lan truyền dịch bệnh, là nguyên nhân xảy ra các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, nhiễm giun sán, tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm trùng da, nhiễm trùng răng miệng. - Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.

a). Gây độc hại đến sức khoẻ con người

Các tác nhân ô nhiễm trong nước có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người thông qua sử dụng nước cho mục đích ăn uống, tắm rửa hoặc gián tiếp qua việc tích tụ trong thực phẩm động thực vật.

Các chất hữu cơ tổng hợp khi đưa vào cơ thể có khả năng tích tụ trong máu, các tổ chức giàu mỡ (não, tuỷ, thận, gan,…) gây tổn thương đến hệ thần kinh, hệ bài tiêt, tuần hoàn, tiêu hoá,…dẫn đến các chứng bệnh thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn chức năng gan, thận, hệ thống tạo máu, viêm đường tiêu hoá,… Việc tiếp xúc qua da có thể dẫn đến kích thích da, dị ứng, viêm da, rối loạn thị giác,... Nhìn chung các chất ô nhiễm dạng này đều gây tử vong rất nhanh khi cơ thể bị nhiễm độc với liều lượng cao.

b). Gây biến động, tác hại đến hệ sinh thái

Đối với sinh vật thuỷ sinh sự ô nhiễm nguồn nước với những tác động gây suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, phú dưỡng hoá, tồn lưu các chất độc hại, tăng hàm lượng muối khoáng, chất lơ lửng,… sẽ làm thay đổi điều kiện sống, gây nhiễm độc và rối loạn trao đổi chất trong cơ thể sinh vật. Hậu quả đem lại là mất cân bằng sinh học với sự diệt vong, suy giảm cá thể và số loài của phần lớn động vật thuỷ sinh, gây thiệt hại cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Động vật trên cạn sinh sống trong khu vực vùng nước bị ô nhiễm cũng có khả năng bị nhiễm độc bởi các chất hữu cơ bền vững, các kim loại nặng, vi sinh vật gây độc,…dẫn đến chậm phát triển, suy yếu, xuất hiện các biến dị di truyền, giảm khả năng sinh sản, tử vong, mất dần một số loài, ảnh

hưởng bất lợi đến các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Các loại thực vật, đặc biệt là nhóm cây trồng, cây lương thực, hoa màu có thể chậm phát triển, đốm lá, …

3.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình Xí nghiệp đi vào hoạt động bao gồm:

(1) Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn sản xuất bao gồm các loại bao bì như bao đựng Đạm, Ka li (500kg/năm), bao đựng Lân (2 tấn/năm),...

(2) Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại bao gồm các loại giẻ lau (4-5kg/năm), bóng đèn huỳnh quang thải (1-2kg/năm), bao ny lon (khoảng 10-15 kg/năm), ...

Các chất thải là giẻ lau thấm dầu mỡ và cặn xăng dầu dư thừa, các loại bao bì nylon, … phát sinh từ Xí nghiệp đều nằm trong danh mục quy định là các chất thải nguy hại. Các chất thải này nếu thải vào môi trường sẽ khó bị phân huỷ sinh học, gây tích tụ trong đất, nguồn nước, làm mất mỹ quan. Về lâu dài, các chất này sẽ bị phân hủy tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại làm ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật trên cạn và dưới nước.

(3) Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát thải từ các hoạt động như sinh hoạt ăn uống, giấy vụn, văn phòng phẩm hư hỏng, thực phẩm, bọc nilon, lon, chai lọ, ... Với số lượng 20 cán bộ công nhân viên, trung bình mỗi ngày một người thải ra khoảng 0,3 – 0,5 kg/người/ngày thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Xí nghiệp khoảng 6 – 10kg/ngày. Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy nếu không được thu gom và xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất mỹ quan của khu vực Xí nghiệp.

3.2.3.4. Ô nhiễm đất

Trong giai đoạn vận hành dự án, các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là các chất thải rắn và nước mưa kéo theo chất thải trên bề mặt thấm xuống đất.

Ngoài ra, quá trình xây dựng các hạng mục công trình sẽ chiếm dụng một diện tích đất trong thời gian dài, với khối lượng công trình đè nén làm thay đổi cơ cấu đất, hạn chế việc phát triển của các vi sinh vật đất gây giảm độ màu của đất.

Chất thải rắn tại các bãi tập kết rác, bãi chứa nguyên vật liệu thừa có hàm lượng các chất hữu cơ cao khi tập trung trong thời gian lâu sẽ phân huỷ sinh ra nước rỉ rác. Nước rỉ rác sẽ thẩm thấu và chuyển hoá các chất ô nhiễm vào trong đất, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của đất gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường đất khu vực dự án.

Tác động của các chất gây ô nhiễm đất

Chất thải rắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đất với những biểu hiện thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học như: Thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm hàm lượng mùn, tăng độ chua, mặn hoá, mất cân bằng dinh dưỡng và thành phần hoá sinh học đất, tích luỹ các chất độc hại,… từ việc tác động đến các quá trình hấp phụ, hấp thụ, trao đổi iôn, oxy hoá khử, phong hoá của hệ sinh thái đất.

Thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học sẽ làm suy giảm đột biến lượng oxy trong đất, phân giải yếm khí làm tăng độ axit của đất ảnh hưởng bất lợi đến quá trình trao đổi các dinh dưỡng vô cơ (K, Ca, Mg) với cây trồng, gây ức chế vi khuẩn hiếu khi, vi khuẩn nitơrat.

Các dạng hợp chất hữu cơ tổng hợp có trong nước thải tạo thành màng trên mặt ngăn cản tiếp xúc với không khí gây thiếu oxy cho đất cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật đất như gây độc và huỷ diệt các vi sinh vật đất có lợi cho đất trồng trọt làm suy giảm chất lượng đất trồng trọt với những biểu hiện như: Tăng độ chua, giảm hàm lượng mùn, làm đất bị chai cứng, tích luỹ kim loại nặng, dầu mỡ các chất hữu cơ bền vững; suy giảm khả năng hấp phụ, hấp thụ và trao đổi iôn của keo đất, làm giảm tính dính, tính dẻo của đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)