Khi bệnh viện đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Dự án ĐTXD bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc (Trang 64 - 82)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động

4.1.2.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải

* Đối với lò đốt rác thải y tế

Bệnh viện sẽ đầu tư lò đốt 2 buồng CP.80 của hãng APICC với công nghệ hiện đại, đốt cháy triệt để các loại khí thải trước khi thải ra môi trường. Khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt sơ cấp sẽ được đốt lại một cách an toàn ở buồng đốt thứ cấp với việc nạp thêm không khí từ bên ngoài vào, rồi qua ống khói thải ra môi trường.

Quy cách kỹ thuật, cấu tạo lò đốt 2 buồng CP.80

- Công suất : 80 kg/h

- Thể tích buồng sơ cấp : 4,8 m3. - Thể tích buồng thứ cấp : 4,4 m3. - Thể tích buồng đốt tổng cộng : 15,3 m3.

- Cửa nạp liệu : 0,24 m.

- Công suất lò đốt sơ cấp : 50.000 kcal/giờ. - Công suất lò đốt thứ cấp : 80.000 kcal/giờ.

- Công suất điện tiêu thụ : 3 kW/h.

- Tiêu thụ dầu DO : 6 - 12 lít/giờ.

- Trọng lượng lò : 2.500 kg.

- Ống khói có chiều cao H = 8 m, đường kính D = 0,62 m.

Hiện nay công nghệ này đã có nhiều trên thị trường Việt Nam, cụ thể đã được lắp đặt đốt tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và đang triển khai dự án đầu tư tại TP Hội An.

Kết quả phân tích các thông số khí thải của công nghệ CP.80 đạt được dụng để tham khảo, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1 – Nồng độ bụi và các khí thải từ lò đốt rác y tế CP.80

TT Thông số Phương pháp thử Đơn vị Kết quả

QCVN 02:2008/BTNMT 1 Bụi TCVN 7241-2003 mg/m3 70 115 2 CO TCVN 7242-2003 mg/m3 93 100 3 Hydrocacbon KT 02 - 01 mg/m3 12 300 4 NOX TCVN 7245-2003 mg/m3 75 250 5 SOX TCVN 7246-2003 mg/m3 193 300 6 HCl TCVN 7244-2003 mg/m3 3,4 100 7 HF TCVN 7243-2003 mg/m3 < 0,2 2 8 Cd 62/2001/QĐ- BKHCNMT-VBKT 10 và VA 231/1 mg/m3 < 0,1 0,16 9 Hg 62/2001/QĐ- BKHCNMT-VBKT 10 và VA 26 mg/m3 < 0,1 0,55 10 Tổng kim loại (As, Ni, Co, Cr, Pb, Cu, V, Sn, Mn) 62/2001/QĐ- BKHCNMT-VBKT 10 và VA, AAS Graphit mg/m3 0,4 1,2

Thời gian lấy mẫu: 19/2/2005.

Đơn vị yêu cầu lấy mẫu: Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

Chú thích: QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu khí thải sau khi đốt rác y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cho thấy nồng độ khí thải các chất từ quá trình đốt đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Vậy khí thải từ công nghệ là đạt yêu cầu về tiêu chuẩn thải hiện hành.

* Đối với máy phát điện dự phòng

Máy phát điện dự phòng chỉ vận hành trong trường hợp có sự cố về nguồn điện, bình thường không hoạt động. Mặc khác, bệnh viện là đối tượng thuộc diện ưu tiên cung cấp điện nên sự cố mất điện rất ít khi xảy ra. Do đó nguồn phát sinh ô nhiễm này không liên tục nên mức độ tác động và ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực là không lớn. Tuy nhiên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường, Chủ dự án sẽ thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

- Sử dụng thiết bị có công nghệ hiện đại nhằm hạn chế những tác động đến môi trường.

- Vận hành theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, không sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.

- Thường xuyên kiểm tra và định kỳ bảo dưỡng máy móc để đảm bảo luôn hoạt động đạt hiệu quả.

- Xây dựng phòng đặt máy phát điện dự phòng tại khu riêng biệt, cách ly hoàn toàn với khu vực sinh hoạt của bệnh viện, có lắp đặt hệ thống thông gió và cách âm.

- Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su tại các chân đế, bệ máy.

- Tính toán, lắp đặt ống khói để khói thải ra môi trường xung quanh đạt giới hạn cho phép của TCVN 5937-2005 (Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh).

Chúng tôi sử dụng phần mềm Tính toán phát tán khí thải theo Mô hình Gauss của GS.TSKH. Bùi Tá Long để tính toán khuếch tán khí thải của máy

phát điện. Từ đó, ống khói cần lắp đặt có: Đường kính (D = 300 mm) và chiều cao (H = 8 m).

* Đối với phương tiện giao thông và một số máy móc khác

- Quy hoạch khu vực đậu đỗ xe của CBCNV và người nhà bệnh nhân hợp lý, xa các khu điều trị.

- Lập ra quy định chung cho các phương tiện ra vào bệnh viện.

- Những khu vực trong khuôn viên bệnh viện có xe vận chuyển qua sẽ được lát nền nhằm hạn chế bụi cuốn lên từ mặt đất.

- Khi xe lưu thông trong khu vực bệnh viện phải giảm tốc độ.

- Bệnh viện sử dụng các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị máy móc mới, công nghệ hiện đại.

- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sử dụng đúng nhiên liệu nhà sản xuất yêu cầu và không vận hành quá tải.

* Đối với mùi hôi phát ra từ các khu khám chữa bệnh và khu vệ sinh

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị như khẩu trang, bao tay cho các nhân viên làm việc tại khu khám chữa bệnh. Riêng đối với các bệnh nhân sẽ được lưu trú trong phòng thông thoáng tốt, có trang bị hệ thống thông gió nhằm giúp phát tán nhanh mùi phát sinh.

- Trang bị hệ thống vệ sinh cao cấp, có lắp đặt quạt hút gió, thường xuyên dọn vệ sinh, khử mùi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không mùi hôi và không gây ấn tượng xấu cho khách và bệnh nhân.

* Trồng cây xanh tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường

Ngoài các giải pháp quản lý và kỹ thuật đã nêu trên, để tạo cho môi trường làm việc thông thoáng, mát mẻ và môi trường dưỡng bệnh dễ chịu cho bệnh nhân, bệnh viện còn có biện pháp trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên bệnh viện. Giải pháp này vừa có tác dụng điều hoà vi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường vừa góp phần giảm thiểu tiếng ồn, bụi, khí thải phát tán ra khu vực xung quanh và ngược lại ngăn chặn các tác động từ bên ngoài vào.

- Giải pháp trồng cây xanh như sau:

+ Tỷ lệ diện tích cây xanh từ 40 – 50% tổng diện tích khu đất xây dựng bệnh viện.

+ Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây xanh bảo vệ, cách li quy định như sau: dải cây bảo vệ quanh khu đất (5 m), dải cây cách ly (10 m).

+ Trong bệnh viện không trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc.

* Một số biện pháp khác

- Xây dựng nội quy sinh hoạt cho CBCNV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách viếng thăm.

- Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí cho các phòng làm việc.

+ Thông gió tự nhiên là giải pháp chính của bệnh viện như: hệ thống hành lang trung tâm, hệ thống cầu thang, cửa đi, cửa sổ,... tạo nên các trục thông gió, hút gió tự nhiên theo phương ngang và phương đứng.

+ Sử dụng thông gió cơ khí cho các phòng tầng hầm, kho kín, phòng máy bơm, máy nổ, phòng oxy, phòng đặt lò đốt chất thải y tế, phòng thu rác, phòng hội họp, phòng bếp, các phòng điều trị đặc biệt cần lưu thông không khí 1 chiều đảm bảo yêu cầu vô trùng, chống nhiễm khuẩn, ... Thiết bị chủ yếu là các quạt thông khí chuyên dụng. Hệ thống thông gió cơ khí giúp duy trì không khí trong lành và tạo các vùng áp suất khác nhau giúp có thể ngăn cản sự lây lan của các vi khuẩn gây bệnh.

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do nước thải

Để kiểm soát và xử lý nước thải và nước mưa trong quá trình hoạt động của bệnh viện Chủ đầu tư sẽ thực hiện biện pháp sau:

- Phân tuyến thu gom và xử lý tuỳ thuộc vào tính chất và nồng độ ô nhiễm của từng loại nước thải.

- Xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra môi trường.

a) Phân tuyến thu gom và xử lý

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện có hàm lượng chất ô nhiễm thấp nên được thu gom bằng hệ thống mương thoát nước bố trí dọc theo các trục đường nội bộ bao quanh toàn bộ khu vực bệnh viện.

- Nước thải từ quá trình vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi đưa ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.

- Nước thải khu giặt là được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đưa ra hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Nước thải của công đoạn rửa phim sẽ được xử lý sơ bộ trước khi đưa ra hệ thống xử lý tập trung.

- Nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh được dẫn theo hệ thống đường ống thoát nước nội bộ đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.

Sơ đồ nguyên lý thu gom và xử lý nước (nước thải và nước mưa) tại Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc như sau:

Khu xử lý nước thải tập trung của bệnh viện

Nguồn tiếp nhận (Sông Kỳ Phú) Nước mưa chảy tràn Nước thải vệ sinh Nước thải khu giặt là Nước rửa phim

Nước thải sinh hoạt + Nước thải y tế Hố ga + SCR Bể tự hoại Hố thu gom Bể tách chất nổi Bể trung hoà Hố thu gom Bể keo tụ Bể chứa

b) Xử lý nước thải

* Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên bệnh viện được thu gom bằng hệ thống mương thoát nước xây dựng bằng gạch, trên đậy các tấm bêtông cốt thép đục lỗ. Nước mưa được thu qua hố ga có đặt song chắn rác để lắng cặn và tách rác thô sau đó sẽ dẫn theo mương chảy tràn ra sông.

* Nước thải vệ sinh

Nước thải từ công trình vệ sinh của tất cả các phòng trong mỗi khu nhà được thu gom bằng hệ thống đường ống nội bộ và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại.

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải sơ bộ đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng.

Thời gian nước lưu trong bể từ 1 - 3 ngày nên vận tốc nước chảy trong bể rất bé. Do đó trong quá trình chuyển động, các hạt cặn sẽ chịu tác dụng của trọng lực, lắng dần xuống đáy bể. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. Nhờ vậy, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn,... Nhiệt độ càng cao tốc độ lên men cặn càng nhanh. Kết quả của quá trình lên men cặn là sẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ thành các chất đơn giản gồm H2O, CO2, CH4,... Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men tương ứng là 95% và 90%.

Bùn cặn ở đáy bể được hút định kỳ 6 tháng/lần và đem đổ đúng nơi quy định. Mỗi lần lấy phải để khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ cặn.

Kết quả ứng dụng vào thực tế cho thấy, hiệu quả xử lý các chất hữu cơ và và các chất rắn lơ lửng đạt giá trị cao và ổn định mặc dù có sự dao động về lưu lượng và nồng độ nước thải giữa các thời điểm trong ngày:

+ COD: 45,9 – 95,8% + SS: 69,1 – 97,3%

Tính toán kích thước bể tự hoại:

- Dung tích toàn bộ công trình tự hoại được xác định theo công thức: W = Wn + Wc

Trong đó:

Wn : Thể tích phần lắng của bể, m3.

Wc : Thể tích phần chứa và lên men cặn của bể, m3. - Thể tích phần lắng của bể tự hoại: Wn = 1000 . .N T1 q (m3)

Trong đó: q : tiêu chuẩn thải nước, q = 35 l/người/ngày; N: Số người sử dụng, N = 1400 người;

T1: Thời gian nước lưu trong bể từ 1 - 3 ngày, chọn T1=2 ngày; Wn = 1000 2 1400 35× × = 98 (m3) - Thể tích phần chứa và lên men cặn:

Wc = .(.100.(100 )1000) . 2 2 1 P T N P c b a − − (m3)

Trong đó: a: Lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày, a = 0,8 l/ng.ngđ;

b: Hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%), lấy bằng 0,7. c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút

cặn (20%), lấy bằng 1,2.

N: Số người sử dụng, N = 1400 người;

T2: Thời gian giữa 2 lần lấy cặn, T2 = 180 ngày; P1: Độ ẩm của cặn tươi vào bể, P1 = 95%;

P2: Độ ẩm của cặn khi lên men; P2 = 90%. Wc = 0,8×0,7×1(100,2(100−90−)951000)×1400×180 = 82 (m3) Vậy dung tích toàn công trình tự hoại: W = 180 m3

Chọn số bể tự hoại cần xây dựng là 10 bể. Dung tích mỗi bể: W1b = 10W =18010 = 18 (m3)

Chọn bể có cấu tạo 3 ngăn, do phần lớn cặn lắng tập trung trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này lấy bằng 50% dung tích mỗi bể, 2 ngăn còn lại dung tích mỗi ngăn bằng 25% dung tích bể.

- Dung tích ngăn thứ nhất: W1 = 50% W1b = 9 (m3)

- Dung tích ngăn thứ hai và thứ ba: W2 = W3 = 25% W1b = 4,5 (m3) Chọn chiều sâu của bể: h = hct + hbv = 1,5 + 0,5 = 2 (m)

Trong đó: hct: chiều cao công tác của bể. hbv: chiều cao bảo vệ của bể. Kích thước xây dựng:

- Ngăn thứ nhất: L1 x B1 x H1 = 3 x 2 x 2 (m)

- Ngăn thứ hai và thứ ba: L2 x B2 x H2 = L3 x B3 x H3 = 1,5 x 2 x 2 (m) Vật liệu xây dựng: Tường bể xây bằng gạch, đáy BTCT.

Nước đã được xử lý ra khỏi bể tự hoại được dẫn đến khu xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để được xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường.

* Nước thải khu giặt là

Tất cả vật dụng như: quần áo bệnh nhân, tấm trải,... sẽ được thu gom về khu giặt là để vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Lượng nước thải này khoảng 20 m3/ngđ (thời gian giặt giũ khoảng 4 h/ngày).

Nước thải từ khu giặt là có tính kiềm và chứa nhiều chất hoạt động bề mặt sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ. Trước tiên, nước thải tập trung vào hố thu gom, sau đó đưa sang bể tách chất nổi, tại đây các chất hoạt động bề mặt được thu gom từ máng tràn trên miệng bể và định kỳ đưa đi xử lý theo quy định. Nước thải sau khi tách các chất nổi sẽ chảy bể trung hoà, tại đây H2SO4 sẽ được bơm vào bể bằng bơm định lượng để điều chỉnh pH của nước thải dần về mức trung hòa (pH = 6,5 - 8,5), đảm bảo cho hoạt động của các công đoạn xử lý tiếp theo.

 Các thông số tính toán:

+ Lưu lượng: Q = 20 m3/ngđ.

+ Lưu lượng trung bình giờ: q = 5 m3/h.

 Tính toán sơ bộ kích thước các công trình:

- Hố thu gom: Kích thước: L x B x H = 1,5 x 1,5 x 1,5 (m) - Bể tách chất nổi:

+ Thời gian lưu: 1 giờ.

- Bể trung hoà:

+ Thời gian lưu: 30 phút.

+ Kích thước bể: L x B x H = 2,5 x 1 x 1,5 (m) (với hbv = 0,5 m) * Nước thải từ công đoạn rửa phim

Một phần của tài liệu Dự án ĐTXD bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w