0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Bụi và khí thải

Một phần của tài liệu DỰ ÁN ĐTXD BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI HOÀNG QUỐC (Trang 44 -54 )

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.2.1.2. Bụi và khí thải

a) Nguồn phát sinh

- Khí và mùi hôi từ các phòng xét nghiệm, hoá chất, phòng hộ sinh, kho tập kết rác thải y tế, khu xử lý nước thải tập trung,...

- Khí thải từ một số máy móc trang thiết bị như: máy phát điện dự phòng, lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại, nồi hơi tiệt trùng, mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải,...

- Bụi và các loại khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông.

Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng

Máy phát điện dự phòng sẽ được lắp đặt nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của được liên tục trong trường hợp hệ thống lưới điện bị sự cố.

* Đặc tính kỹ thuật của máy phát điện:

- Công suất máy : 500 KVA

- Số lượng : 2 máy

- Nhiên liệu sử dụng : Dầu DO

- Mức tiêu hao nhiên liệu : 150 kg/h

* Tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện dự phòng

- Thành phần khói thải của máy phát điện chủ yếu là: SO2, CO, NOx, bụi, …

- Dầu DO có thành phần như sau:

Cp = 86,3%;Hp = 10,5%; Op = 0,3%; Np = 0,3%; Sp = 0,5%; Ap = 0,3%; Wp = 1,8%.

Dựa vào công thức tính toán lượng bụi và khí thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của giáo trình “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3 - Trần Ngọc Chấn – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật”, tính được sản phẩm của quá trình cháy (xem Phần phụ lục II.1). Từ đó, ta có tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải từ máy phát điện, được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.7 - Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải máy phát điện

TT Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng (mg/s) Nồng độ (mg/m3) Nồng độ (mg/Nm3) TCVN 5939-2005 (mg/Nm3) 1 SO2 416 403 625 500 2 CO 838 812 1258 1000 3 NOx 177 171 265 580 4 Bụi khói 37,5 36 56 200

Ghi chú: * TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

* mg/Nm3: miligam trên mét khối khí thải chuẩn (ở nhiệt độ 00C và áp suất tuyệt đối 760 mmHg)

Nhận xét:

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm tạo ra từ máy phát điện với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5939-2005 thì:

- Nồng độ SO2 và CO vượt giới hạn cho phép.

- Nồng độ NOx và bụi khói nằm trong giới hạn cho phép.

Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông

Hoạt động của các phương tiện giao thông chủ yếu tập trung tại khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu và nhà giữ xe của bệnh viện. Theo số liệu thu thập được qua tìm hiểu, điều tra nhiều năm của các bệnh viện trong khu vực có thể ước tính lượng xe các loại ra vào Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc như sau:

* Xe ô tô (< 3,5T, chủ yếu là xe cấp cứu, xe taxi): nhiều nhất khoảng 50 lượt/ngày.

* Xe máy (> 50cc, 4 thì): nhiều nhất khoảng 1.500 lượt/ngày (kể cả 500 xe của CBCNV Bệnh viện)

Dựa vào các hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập ta có thể tính lượng khí thải từ hoạt động của các loại xe như sau:

* Xe ô tô (< 3.5T)

Chỉ tiêu Tải lượng (g/xe/10 km đường dài) cho 1 ngày(g/10 km đường dài)Tổng khối lượng chất thải tính

Bụi lơ lửng(muội khói) 2 100

SO2 2,32 - 5,8 116 - 290

NOx 7 350

CO 10 500

VOC 1.5 75

* Xe máy (> 50cc, 4 thì)

Chỉ tiêu Tải lượng (g/xe/10 km đường dài)

Tổng khối lượng chất thải tính cho 1 ngày(kg/10 km đường dài)

Bụi 1,2 1,8

SO2 1,52 - 3,8 2,28 – 5,7

NOx 3 4,5

CO 200 300

VOC 30 45

Nhận xét: Với tải lượng khí thải như trên chứng tỏ hoạt động giao thông sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động này sẽ tác động chủ yếu đến các khu vực như: các tuyến đường mà các phương tiện tham gia giao thông và khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu, nhà giữ xe của bệnh viện. Những khu vực khác tải lượng các chất ô nhiễm thải ra ít hơn nhiều.

b) Đối tượng và quy mô bị tác động

- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí và con người.

- Quy mô tác động: Trong phạm vi khu vực bệnh viện và trên các tuyến đường giao thông.

c) Đánh giá tác động

- Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, hoạt động của các phương tiện GTVT, vận hành một số máy móc trang thiết bị sẽ phát sinh ra bụi và một số chất khí độc hại như: CO, NOx, SOx,... gây ra một số tác hại như sau:

+ Làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực bệnh viện, gia tăng thành phần và nồng độ bụi và khí thải trong môi trường.

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, da,...

+ Khí CO kết hợp với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxyhemoglobin (COHb) làm giảm khả năng trao đổi và vận chuyển ôxy của máu đi nuôi cơ thể.

Các loại khí thải này đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và động vật. Ở nồng độ thấp thì gây ra sự kích thích đối với các bộ phận cơ thể, khi ở mức nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý. Tuy nhiên, đối với máy móc máy phát điện dự phòng bệnh viện sẽ có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nên mức độ tác động cũng giảm đi đáng kể.

- Quá trình đốt rác thải y tế có thể phát sinh ra bụi và một số chất khí độc hại (như: SOx, NOx, CO, HCl, HF); các kim loại nặng (như: Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As, Cu, Sn, Zn); dioxin/furan,… gây ra một số tác hại như:

+ Bụi gây tác hại chủ yếu đến phổi. Các hạt bụi có kích thước < 10 µm còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào các ống khí quản vào phổi, gây kích thích cơ học và làm xơ hoá phổi. Ngoài ra bụi còn gây tổn thương lên mắt, da, hệ tiêu hóa.

+ SO2 là chất khí dễ tan trong nước, được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10 ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng, gây khó thở. SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra tình trạng mứa axít.

+ NOx (gồm khí NO, NO2,…) . NO2 là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính. NO2 hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa. NOx còn có khả năng gây hiện tượng mưa axít.

+ HF là chất phá hoại cây xanh rất mạnh, đốt cháy đầu lá, làm rụng hoa quả,… Đối với con người, khí HF gây viêm da, gây tổn thương niêm mạc và phổi. Thường xuyên tiếp xúc với không khí có HF có thể gây phá hủy cấu trúc của xương, răng, gây bệnh về thận.

+ HCl tác dụng đoạn trên của đường hô hấp, gây độc cho người và động vật. Đối với thực vật, HCl làm tế bào của lá co lại, làm cho cây chậm phát triển, nồng độ từ 0,3 – 3,2 mg/m3 có thể gây nguy hiểm cho cây cối, nồng độ cao có thể gây chết cây. Đối với người, HCl khi hít thở sẽ gây kích thích cục bộ, gây bỏng, sưng tấy. Nồng độ khoảng 10 mg/m3 con người đã ngửi thấy mùi.

+ Hg có trong pin thủy ngân, cặp nhiệt độ thủy ngân…. Hg là một trong các nguyên tố độc nhất đối với người.

+ Các kim loại nặng: Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài có thể gây độc mãn tính với các triệu chứng thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, viêm, ung thư, đột biến gen.

+ Dioxin, furan được hình thành từ quá trình đốt ở nhiệt độ từ 200 – 4500C, đặc biệt khi đốt nhựa PVC, các hợp chất chứa vòng thơm và halogen…. Có khoảng 75 dioxin khác nhau có thành phần từ Clor hữu cơ, trong đó tetrachlorodibenzo dioxin (TCDD) rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ rất thấp (ppb). Dioxin có thể đi vào cơ thể con người thông qua con đường thực phẩm. Ở người dioxin tích tụ ở các mô mỡ. Các nghiên cứu cho thấy dioxin có thể gây nhiều bệnh ung thư khác nhau. Ở nồng độ rất thấp dioxin có thể làm rối loạn chức năng hormone, hệ miễn dịch và có thể gây tử vong. Ngoài ra, chúng còn có thể gây đầu độc hệ thần kinh, gây đột biến gen (sinh quái thai).

- Mùi do hơi các loại thuốc và chất sát trùng từ các phòng xét nghiệm, khu vực chứa hoá chất, dược phẩm,... là điều khó tránh khỏi đối với các bệnh viện hiện nay. Khi vào bệnh viện sẽ ngửi thấy mùi này và thường gọi là “mùi bệnh viện”. Mùi bệnh viện gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, CBCNV, người nhà bệnh nhân khi vào bệnh viện.

Trong quá trình vận chuyển, tập kết rác thải trước khi đưa vào lò đốt, nếu không được đậy kín, lưu trữ đúng kỹ thuật, rác thải y tế có thể gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong bệnh viện lẫn người dân ở khu vực xung quanh như: mùi tanh của bệnh phẩm sau mổ, mùi thuốc tẩy, mùi trứng thối của khí từ các lọ chứa hóa chất có lưu huỳnh,....

Ngoài ra, mùi hôi còn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Mùi hôi từ nguồn này gây cảm giác rất khó chịu và có thể gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,... cho những người trong bệnh viện cũng như người dân xung quanh. Chủ đầu tư sẽ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tác động về mùi hôi trong khu vực bệnh viện.

3.2.1.3. Nước thải

a) Nguồn phát sinh

- Nước thải bệnh viện bao gồm:

+ Nước thải sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. + Nước thải y tế từ các phòng bệnh, phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật,...

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện.

* Tổng lưu lượng nước thải dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung được lấy bằng lượng nước sử dụng của bệnh nhân, CBCNV và người phục vụ bệnh nhân.

 Theo tính toán ở mục 1.4.4.2 thì lượng nước thải ra từ hoạt động của bệnh viện khoảng: 160 + 32 + 48 = 240 (m3/ngđ).

Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm:

Đối với nước thải Bệnh viện đa khoa ở điều kiện nuớc ta, tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm đặc trưng như sau:

Bảng 3.8- Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện

TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tải lượng (kg/ngày) TCVN 7382-2004 Mức I TCVN 5945-2005 Loại B Kq = 0,9, Kf = 1,1 1 BOD5 240 40,8 20 - 2 COD 320 54,4 80 - 3 SS 400 12 50 - 4 Tổng N 40 68 - 29,7 5 Tổng P 6 1,02 - 5,94 6 Colifom (MPN/100ml) 100.00 0 1000 -

Nguồn : Viện Kỹ thuật Tài nguyên Nước và Môi trường, 09/2004

Ghi chú: TCVN 7382-2004: Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải

TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải

Nhận xét:

Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện cao hơn rất nhiều so với các giá trị cho phép trong tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 - Mức I và

TCVN 5945-2005 - Loại B. Bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

* Nước thải vệ sinh

Theo nguồn số liệu tham khảo từ một số Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, lượng nước thải vệ sinh được tính toán như sau:

- Lượng nước thải từ quá trình vệ sinh trung bình khoảng 35 l/giường/ngđ. - Số người sử dụng:

N = (1 + 2,5) x n = 3,5 x 400 = 1400 (người) Với 2,5 : Hệ số phục vụ;

n : Số giường bệnh, N = 400 giường. - Ước tính nước thải vệ sinh trung bình ngày:

35 x 1400 = 49.000 l/ngđ = 49 m3/ngđ

- Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm: Dựa vào Bảng 3.4 ta tính được tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh ở bảng sau:

Bảng 3.9- Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh

TT Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) TCVN 6772:2000 (mức I)

1 BOD5 (200C) 42 – 49 857 - 1000 30 2 Chất rắn lơ lửng 84 - 91 1714 - 1857 50 3 N-NH4 11,2 228 - 4 Tổng Nitơ 8,4 – 16,8 171 -342 - 5 Phosphat 4,62 94 6 6 Dầu mỡ (thực phẩm) 14 - 42 285 - 857 20 7 Tổng Coliforms (MPN/100ml) 10 6 - 109 1.000 Nhận xét:

Số liệu tính toán tại bảng 3.9 cho thấy, các chỉ tiêu gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Như vậy, để giảm tải cũng như giảm chi phí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng nước thải vệ sinh này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi dẫn qua hệ thống xử lý tập trung.

b) Đối tượng và quy mô bị tác động

- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, môi trường đất, con người và động thực vật.

- Quy mô tác động: Trong khu vực bệnh viện và vùng lân cận (nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý là sông Kỳ Phú).

c) Đánh giá tác động

- Tác động của một số chất gây ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện như sau:

+ Chất hữu cơ:

Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải bệnh viện là Hydrocacbon, đây là hợp chất dễ bị phân huỷ sinh học.

Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy cho quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Giảm ôxy hòa tan trong nước sẽ gây tác hại đến tài nguyên thủy sinh và chất lượng nguồn nước mặt.

+ Chất rắn lơ lửng:

Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thuỷ sinh của thuỷ vực đó. Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng của các tầng nước, dẫn đến hạn chế quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh, do đó nguồn ôxy sinh ra do quá trình quang hợp cũng sẽ giảm. Từ đó kéo theo giảm oxy hoà tan trong nước, làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của động thực vật thuỷ sinh, cụ thể là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và giảm khả năng săn bắt mồi của chúng.

Đồng thời, chất rắn lơ lửng trong nước sẽ tạo ra lắng đọng cặn, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn cống, đường ống và mương dẫn nước.

+ Chất dinh dưỡng (N, P):

Các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thuỷ sinh vật, làm thay đổi cân bằng sinh thái của thuỷ vực.

Nước chứa nhiều chất dinh dưỡng (N, P) dễ bị thối rửa, gây mùi hôi thối, phần nào cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

+ Các vi khuẩn gây bệnh:

Một số loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra sông sẽ dần thích nghi và phát triển mạnh. Theo con đường nước chúng sẽ gây bệnh cho người và các động vật ở các mức độ khác nhau. Đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh là sống ký sinh vào tế bào sinh vật chủ, phá vỡ tế bào chủ hoặc tiết ra các độc tố làm chết vật chủ.

Nước thải bệnh viện có chứa các mầm bệnh do có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn gây bệnh nên còn có khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm đối với người tiếp xúc như: tả, thương hàn, lỵ, bệnh vàng da, giun sán, ....

- Nước thải bệnh viện có khả năng dễ lây lan mầm bệnh cho người và

Một phần của tài liệu DỰ ÁN ĐTXD BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI HOÀNG QUỐC (Trang 44 -54 )

×