KHI BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Dự án ĐTXD bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc (Trang 42 - 44)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.2. KHI BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Bệnh viện được xây dựng và lắp đặt xong các loại máy móc thiết bị cần thiết, trong quá trình hoạt động sẽ diễn ra một số hoạt động sau:

- Hoạt động khám chữa bệnh.

- Hoạt động của các phương tiện GTVT ra vào bệnh viện. - Sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

- Vận hành các máy móc, thiết bị phục vụ.

Quá trình này có thể làm phát sinh một số nguồn tác động gây ảnh hưởng đến môi trường như sau:

3.2.1. Các tác động có liên quan đến chất thải

3.2.1.1. Tiếng ồn

a) Nguồn phát sinh

- Trong quá trình sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân và thân nhân.

- Do vận hành một số máy móc như: máy phát điện dự phòng, lò đốt rác thải rắn y tế nguy hại, bộ phận giặt ủi...

- Từ hoạt động của các phương tiện GTVT ra vào bệnh viện, chủ yếu tập trung ở khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu, nhà giữ xe,...

Độ ồn do các phương tiện giao thông được thống kê như bảng sau:

Bảng 3.6 - Tiếng ồn do các phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông Mức ồn tối đa (dBA) TCVN 5949-1998 Từ 6h-18h Từ 18h-22h Xe ôtô con 77 60 55 Xe cấp cứu 79 Xe taxi 84 Xe môtô 2 xilanh 4 kỳ 94

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997

Ghi chú: TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép

b) Đối tượng và quy mô bị tác động

- Đối tượng bị tác động: CBCNV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và người dân sống gần khu vực bệnh viện.

- Quy mô tác động: Trong phạm vi bệnh viện và vùng lân cận.

c) Đánh giá tác động

- Tiếng ồn từ quá trình hoạt động trong bệnh viện ít nhiều cũng gây cảm giác khó chịu cho các y, bác sỹ đang làm việc, đặc biệt người bệnh đang điều trị tại bệnh viện có tình trạng sức khoẻ yếu và thần kinh không ổn định. Ngoài ra, tiếng ồn còn làm ảnh hưởng đến người nhà bệnh nhân và những người khách

thăm viếng. Vì đây là khu vực bệnh viện cần có sự yên tĩnh nên đòi hỏi phải có sự quản lý và kiểm soát nhằm hạn chế tiếng ồn.

- Số liệu thống kê tại bảng 3.6 cho thấy hoạt động giao thông ra vào bệnh viện làm phát sinh mức ồn vượt giới hạn cho phép (TCVN 5948-1999). Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi tiếng ồn giao thông là người dân sống gần khu vực bệnh viện, đặc biệt là những hộ dân ở gần khu vực cổng ra vào, nhà giữ xe, khu xử lý rác,... Tuy nhiên, đây là nguồn phát sinh không thể tránh khỏi, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể.

- Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng, lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại,... là nguồn gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, các loại máy này được bố trí tại những khu riêng biệt, vả lại thời gian hoạt động không liên tục nên tác động gây ra là không lớn.

Một phần của tài liệu Dự án ĐTXD bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w