Cần phải có các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 52 - 60)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

4. Cần phải có các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001-

động tạo việc làm thời kỳ 2001-2005

Nhóm 1: Các chính sách để chuyển dịch cơ cấu lao động

4.1 Các chính sách khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở khu vực nông thôn bao gồm:

Giảm mọi phiền hà trong quá trình doanh nghiệp tìm kiếm thị trường hoặc tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi luật pháp cho phép.

Tổ chức dịch vụ thông tin thị trường trong và ngoài nước đến cơ sở sản xuất kinh doanh.

Hỗ trợ đào tạo quản lý kinh doanh, tiếp thị.

Có chính sách ưu đãi về thuế và ổn định về các chi phí đầu vào như giá điện, xăng dầu, phân bón để bà con phấn đấu hạ giá thành.

a) Chính sách đầu tư đặc biệt đối với khu vực nông thôn

+ Về chính sách và cơ cấu đầu tư chung: vấn đề lớn nhất về chính sách và cơ cấu đầu tư của thời kỳ 2001-2010 là huy động được tổng nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế và bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, gắn với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xúât, tạo việc làm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự kiến để tạo việc làm mới cho 11 triệu lao động trong 10 năm 2001-2010 cần phải bố trí tổng mức đầu tư khoảng 1960 ngàn tỷ đồng (tương đương 130-140 tỷ USD) với cơ cấu: Nông lâm nghiệp chiếm 20%, công nghiệp, xây dựng chiếm 40% trong đó các ngành điện, xi măng, hoá chất, dầu khí chiếm 25%, giao thông vân tải, bưu điện 15%, giáo dục đào tạo 6%, khoa học công nghệ 4%, y tế 5% văn hoá và các ngành khác 10%. Trong tổng mức đầu tư trên thì vốn của ngân sách nhà nước (không kể ODA) chiếm khoảng 14-15%.

+ Về chính sách đầu tư đối với khu vực nông thôn:

Kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh như hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan va tình hình thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy muốn phát triển được khu vực nông thôn cần phải có đầu tư manh mẽ hơn nữa từ nhiều nguồn như:

- Vốn tín dụng, phải đổi mới cả về thể chế cho vay và mức vay để 100% số hộ nông dân có nhu cầu vay cho sản xuất đều được vay vốn của Ngân hàng. Các hộ nông dân có hợp động sản xuất, hoặc nằm trong khu vực được qui hoach chuyển đổi cơ cấu sản xuất đều được vay không phải thế chấp.

-Đối với các vùng đã được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho nông dân chuyển đổi sản xuất. Đặc biệt, đối với các vùng cây công nghiệp, nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng về đường sá, điện nước, vườn thí nghiệm và các cơ sở chế biến, sau đó khi đã đi vào ổn định thì cổ phần hoá để dân lo.

- Tiếp tục đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường ở các làng nghề theo nguyên tắc đối với các huyện, vùng đồng bằng thì nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng mức đầu tư, đối với các huyện miền núi sẽ hỗ trợ 70-80%; còn lại huy động sức dân đóng góp.

- Hình thành các khu kinh tế tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cáclang nghề chuyền thống.

c) Chính sách đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ

Xây dựng ở mỗi huyện ít nhất từ 1-2 trung tâm dạy nghề tổng hợp cho thanh niên. Nội dung hoạt động của các trung tâm này trước hết là dạy các ngành nghề mà địa phương có thế mạnh, các ngành nghề đã được qui hoạch để chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Đồng thời dạy cả các kiến thức quản lý kinh doanh, kiến thức về thị trường và gắn với các chuyển giao công nghệ.

Nguồn vốn để xây dựng các cơ sở này trước mắt là của nhà nước và nằm trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực. Hình thành ở mỗi xã một tổ cán bộ làm công tác khuyến nông, lâm, ngư và công nghiệp gắn với chuyển giao công nghệ. Hiện nay, trong các chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135 đều có các dự án khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp. Cần đưa các dự án này đến tận xã. Các huyện và tỉnh thành phố cần bố trí đủ cho tất cả các xã của cả nước ít nhất là từ một đến hai cán bộ của các ngành trên cho mỗi xã kết hợp với một số nông dân sản xuất

giỏi ở địa phương để hình thành tổ khuyến nông, lâm, ngư và công nghiệp của xã. Kinh phí hoạt động ngoài nguồn của dự án có thể thu thêm từ nguồn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ cung cấp giống cây mới hoặc ngân sách của tỉnh huyện hỗ trợ thêm.

Nhóm 2: Các chính sách về định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao

động

Các tỉnh, thành phố cần có qui hoạch cụ thể về hướng phát triển các ngành các lĩnh vực và các vùng cụ thể của địa phương trên cơ sở đó, xác định cơ cấu kinh tế của địa phương làm căn cứ cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

Khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng khai thác bãi bồi ven sông, ven biển và kinh tế biển, thông qua các chính sách cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, đường sá các cơ sở cung cấp giống cây con và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân theo hướng:xây dựng quỹ bảo hiểm xuất khẩu để xử lý khi thị trường biến động.

Quy hoạch hình thành các vùng nguyên liệu công nghiệp và có chính sách để khuyến khích hình thành thông qua các chính sách hỗ trợ ban đầu về vốn, ổn định giá cung cấp giống, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân.

Quy hoạch và có chính sách hình thành các khu đô thị dan cư mới. Đây là một biện pháp rất quan trọng tác động đến việc chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Song nguyên tắc của đền bù đất đai đối với khu vực này phải đạt được 2 mục tiêu: Người bị mất nhà đất phải có nhà ở mới có điều kiện tốt hơn va người lao động phải được giả quyết việc làm. Như vậy, tiền đền bù trước hết là để làm 2 việc: xây dựng nhà ở khu định cư mới cho những người bị mất nhà đất và tạo cho người lao động có việc làm mới do bị mất đất canh tác. Những người đầu cơ mua đấtkhông có hộ khẩu chính ở đây sẽ chỉ được đền bù giá đất sản xuất nông nghiệp.

ký hộ khẩu và thông tin thị trương lao động.

Đây là nhóm chính sách liên quan trực tiếp đến nhiều người lao động và chủ sử dụng lao động nên cần tháo gỡ những ách tắc hiện nay theo hướng:

+ Cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nươc được phép tuyển chọn trực tiếp lao động ở tất cả các tỉnh thành phố khác nhau.

+ Tất cả những người lao động từ các tỉnh khác tới nếu có giấy của Uỷ ban nhân dân xã cho phép tự tìm việc làm và xác nhận là người làm ăn lương thiện không có tiền án, tiền sự đều được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho phép đăng ký tạm trú để tìm việc và được các trung tâm việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc dạy nghề. Ở mỗi quận, huyện của các thành phố lớn cần dành một mảnh đất để xây dựng nhà ở để cho những lao động ngoại tỉnh đến thuê.

Tăng cường công tác thông tin thị trường lao động bằng các biện pháp: - Ở mỗi tỉnh, thành phố cần chọn 1 trong số các trung tâm dịch vụ việc làm và giao nhiệm vụ cho trung tâm này chịu trách nhiệm thu thập các thông tin về cung cầu lao động và tình hình giá cả tiền công, tiền lương của người lao động, báo cáo về trung ương là Bộ Lao động thương binh xã hội; Tổ chức đào tạo đội ngũ các bộ của các trung tâm về kiến thức thị trường lao động và điều tra thị trường lao động.

Thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với lao động nữ như: Đối với doanh nghiệp có lao động nữ từ 65% trở lên nên để lại cho doanh nghiệp 4-5% tiền thuế phải nộp để xây dựng các quỹ phúc lợi; đối với những ngành đào tạo như thương mại, du lịch, giáo dục, y tế cần có quy định cụ thể về tuyển lao động nữ hoặc nữ được ưu tiên cộng thêm 1-2 điểm so với nam vào các ngành này.

Nhóm 4: Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động cần được khuyến

khích mở rộng

a) Mô hình xí nghiệp nông thôn:

cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, các trang trại. Đây là một kiểu xí nghiệp nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động và chuyển dịch lao động tại chỗ lại ít tốn kém về đầu tư cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách đã nói ở trên.

b) Mô hình làng nghề truyền thống

Mô hình các làng nghề truyền thống là biện pháp rất quan trọng và có khả thi cao để chuyển dịch cơ cấu lao động và công nghiệp hoá nông thôn. Mỗi tỉnh, mỗi thành phố cần tổ chức điều tra nắm lại những làng nghề truyền thống trên địa bàn và xây dựng phương án phát triển cho từng làng nghề bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể và quy hoạch tách hoạt động sản xuất ra khỏi khu dân cư.

c) Mô hình doanh nghiệp nhỏ ở thành thị

Ưu điểm của nó là vốn ban đầu ít, quy mô nhỏ nên dễ thích nghi với những biến động của thị trường. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ sẽ là tiền đề phát triển doanh nghiệp vừa và lớn.

d) Mô hình công ty cổ phần

Để tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và người trồng nguyên liệu.

e) Mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đây là hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động có chất lượng cao

IV. KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều vấn đề lý luận chung về kinh tế, xã hội chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò lớn làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Song do trình độ phát triển nền kinh tế nước ta còn thấp, chưa thoát khỏi ngưỡng của một nước nghèo lại phải chịu thêm một áp lực là mức tăng tự nhiên của nguồn lao động nhanh nên dẫn đến cơ cấu lao động nước ta hiện nay rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, số người qua đào tạo là 20% vào năm 2000. Số người không có việc làm và thiếu việc làm lớn chiếm 6,5% dân số, đang là vấn đề nổi cộm đối với nền kinh tế và được xã hội quan tâm. Chính vì vậy mà Nhà nước cần có chính sách hợp lý hơn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các lĩnh vực có liên quan để làm cho cơ cấu lao động hợp lý hơn để đến năm 2010 đưa nước ta có một cơ cấu lao động hợp lý như đã đề ra là:

Về số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng: 11280 ngàn người chiếm 24%.

Về số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp: 23500 ngàn người chiếm 50%.

Về số lao động làm việc trong ngành thương mại và dịch vụ: 12220 ngàn người chiếm 26%.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Niên giám thống kê về lao động việc làm 1996-2000

2. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân (tập I,II), Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

4. Trần Văn Hoan: Một số tác động của toàn cầu hoá kinh tế đến phát triển nguồc nhân lực nước ta, Thông tin thị trường lao động số 3/2002

5. TS. Lê Duy Đồng: Thực trạng thị trường Việt nam và phương hướng phát triển giai đoạn 2001- 2010, Thông tin thị trường lao động số 1/2002

6. ThS.Phạm Đăng Quyết: Một số vấn đề công nghiệp hoá và lao động trong xã hội công nghiệp , Thông tin thị trường lao động số 1/2002

7. TS.Doãn Mậu Diệp: Những đặc trưng của thị trường lao động trong nền kinh tế mới, Thông tin thị trường lao động số 6/2001

8. Thực trạng lao động việc làm ở Việt nam năm 2002 trên các mặt chủ yếu, Thông tin thị trường số 4/2001.

9. Nguyễn Trọng Phu, Tổ chức hệ thống thông tin thống kê thị trường lao động trong kinh tế thị ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Thông tin thị trường lao động số 3/2001.

10.TS.Lê Duy Đồng: Chiến lược việc làm trong 10 năm đầu thế kỷ, Thông tin thị trường lao động số 1/2001.

11.TS.Trương Văn Phúc: Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000và khả năng giải quyết việc làm, Thông tin thị trường lao động số 6/2000.

12.PGS, TS. Nguyễn Viết Sự: Thách thức mới của thị trường lao động trong nền kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam, Thông tin thị trường lao động số 6/2000.

13.Lê Trung: Nhìn lại vấn đề việc làm sau 15 năm đổi mới, Thông tin thị trường lao động số 5/2000.

14.Phạm Đăng Quyết: Thực trạng việc làm biểu hiện sự phát triển nhân lựccủa đất nước, Thông tin thị trường lao động số 2/2000

15.Phạm Hồng Tiến: Vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w