Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 26 - 32)

2.1. Trình độ học vấn của dân cư.

Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ năng của người lao động để có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản thực hiện những việc cơ bản để duy trì cuộc sống. Trong những năm vừa qua chất lượng nguồn nhân lực đã tăng lên đáng kể trước hết là do trình độ học vấn của lực lượng lao động được nâng thêm một bước thể hiện ở chỗ giảm khá nhanh số lượng tuyệt đối và tỷ trọng nhóm người có trình độ học vấn thấp cụ thể: năm 1996 số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 5,7% và 20,7% số lao động hoạt động kinh tế thường xuyuên, nhưng đến năm 2000 thì số này giảm chỉ còn 4,0% và 16,5%. Số người và tỷ trọng nhóm dân cư có trình độ học vấn cao, năm 1996 số người đã tốt nghiệp cấp 3 chiếm 13,8%, nhưng đến năm 2000 chiếm 17,2% số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu 3. Tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ cấp II, cấp III của ta còn rất thấp mới chỉ có 45,9% vào năm 1996 và 50,2% vào năm 2000. Trong khi đó, các nước trong khu vực, nhất là các nước Đông Á, khi họ bước vào công nghiệp hoá đất nước thì đã phổ cập giáo dục ít nhất là cấp II.

Biểu 3: Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn. Đơn vị: 1000 người Năm/chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng 35187,3 35588,4 36579,6 37783,8 38643,1 % 100% 100% 100% 100% 100% Không biết chữ 2011,2 1199 1477,7 1547,3 1533,8 % 5,7% 3,4% 4,0% 4,1% 4,0% Chưa tốt nghiệp cấp I 7292 7107 6700,2 6789,9 6373,1 % 20,7% 20,0% 18,3% 18,0% 16,5% Tốt nghiệp cấp I 9747,2 9964,7 10666,8 10932,2 11317,1 % 27,701% 28,000% 29,161% 28,934% 29,286% Tốt nghiệp cấp II 11288,3 11528,4 11781,6 12066,9 12755,1 % 32,1% 32,4% 32,2% 31,9% 33,0% Tốt nghiệp cấp III 4848,6 5189,3 5953,3 6447,5 6664 % 13,8% 14,6% 16,3% 17,1% 17,2%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 - 2000

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cả nước nói chung khá cao với một số nước trong vùng có GDP/người cao hơn ta. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 1996 chỉ có 5,7% lực lượng lao động chưa biết chữ (thành thị 0,45% và nông thôn 5,25% so với so với tổng số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên. Đây là một lợi thế rất quan trọng cho đất nước đi vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp tốt.

Tuy nhiên nếu xet trình độ học vấn của nguồn nhân lực ở các vùng khác nhau thì có sự chênh lệch rất đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Tỷ lệ người có trình độ tốt nghiệp PTTH và THCN ở thành thị cao gấp 2,5 lần ở nông thôn, còn ở trình độ tốt nghiệp Cao đẳng, đại học và trên đại học là trên 7 lần (biểu4 và biểu 5).

Biểu 4: Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn ở khu vực thành thị.

Năm/chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng 7160120 7853149 8211710 8420405 8725998 % 100% 100% 100% 100% 100% Không biết chữ 159441 137407 109172 121451 107845 % 2,2% 1,7% 1,3% 1,4% 1,2% Chưa tốt nghiệp cấp 1 971688 1001605 949348 885035 840584 % 13,6% 12,8% 11,6% 10,5% 9,6% Tốt nghiệp cấp 1 1660771 1851505 1629163 1914594 2026855 % 23,2% 23,6% 19,8% 22,7% 23,2% Tốt nghiệp cấp 2 2093931 2294135 2317470 2348229 2402187 % 29,2% 29,2% 28,2% 27,9% 27,5% Tốt nghiệp cấp 3 2274289 2568479 2909527 3151096 3318527 % 31,8% 32,7% 35,4% 37,4% 38,0%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 – 2000

Biểu 5: Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn ở khu vực nông thôn.

Đơn vị: người Năm/chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng 28027141 27735311 28367886 29363426 29917091 % 100% 100% 100% 100% 100% Không biết chữ 1851779 1661595 1368487 1425826 1425981 % 6,6% 6,0% 4,8% 4,9% 4,8% Chưa tốt nghiệp cấp 1 6320342 6105371 5750873 5904944 5532481 % 22,6% 22,0% 20,3% 20,1% 18,5% Tốt nghiệp cấp 1 8086401 8113225 8740615 9017580 9260277 % 28,9% 29,3% 30,8% 30,7% 31,0% Tốt nghiệp cấp 2 9194304 9234285 9464151 9718678 10352886 % 32,8% 33,3% 33,4% 33,1% 34,6% Tốt nghiệp cấp 3 2574315 2620835 3043760 3296398 3345466 % 9,2% 9,4% 10,7% 11,2% 11,2%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 - 2000 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Chất lượng nguồn lao động không chỉ thể hiện ở trình độ văn hoá mà quan trọng hơn là ở trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.Theo số liệu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đến năm 1995 cả nước

có 173 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 253 trường giáo dục trung học chuyên nghiệp, 101 trường cao đẳng và đại học.

Số lao động không có chuyên môn kỹ thuật giảm năm 1996 chiếm 87,7% nhưng năm 2000 con số này chỉ chiếm 84,5% so với lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên, tương ứng với nó là sự tăng lên số lao động có tay nghề.

Biểu 6: Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996-2000

Đơn vị: 1000 người

Năm/chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng 35187,3 35588,4 36579,6 37783,8 38643,1

Không có chuyên môn kỹ thuật 30855,5 31001,5 31678,7 32526,3 32668,8 % 87,7% 87,1% 86,6% 86,1% 84,5% Có trình độ từ sơ cấp học nghể trở lên 4331,7 4587 4900,9 5257,5 5974,3 % 12,3% 12,9% 13,4% 13,9% 15,5% Trong đó có bằng trở lên 2989,3 3103,3 3500,3 3815,8 4514,7 % 8,5% 8,7% 9,6% 10,1% 11,7%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 - 2000

Nhờ chú trọng mở rộng các hình thức đào tạo nhằm tăng nhanh số lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong những năm qua nên quy mô đào tạo không chỉ tăng ở cấp trung ương mà không ngừng được mở rộng ở các cấp địa phương, không chỉ ở các trường, các trung tâm của nhà nước mà còn ở các trường dân lập, tư nhân. Do vậy, trên thực tế số lượng được đào tạo kỹ thuật hàng năm chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với số liệu thống kê số người tốt nghiệp hàng năm. Ngoài ra còn một số lượng đáng kể được đào tạo ở nước ngoài bao gồm cả đại học, trung học và nhất là số công nhân kỹ thuật.

Đồng thời trong mấy năm gần đây, số lượng tuyệt đối và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng tăng đáng kể. Chuyển biến tích cực là số công nhân kỹ thuật tăng nhanh, số lao động trình độ sơ cấp giảm nhanh. Tuy nhiên, số người có trình độ đại học - cao đẳng trở lên tăng rất nhanh tạo thêm sự mất cân đối giữa các trình độ đào tạo.

Lực lượng lao động ở Việt Nam tăng nhanh với mức cung về số lượng lớn, song về trình dộ chuyên môn kỹ thuật tay nghề lại rất thấp, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu chất lượng lao động bất hợp lý, tỷ lệ giữa các loại lao động như giữa đại học, cao đẳng và THCN và công nhân kỹ thuật theo chiều hướng xấu. Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1999 lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên tăng lên đáng kể cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong lực lượng lao động. Về số tuyệt đối tăng từ 2,976 triệu người năm 1991 lên 5,241 triệu người năm 1999, tăng 2,265 triệu người. Năm 1996 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 11,81% lên 15,51%vào năm 2000, trong đó công nhân kỹ thuật tăng 476 ngàn người và cán bộ cao đẳng đại học và trên đại học tăng 694 ngàn người. Về tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động cũng tăng từ 6,6% năm 1991 lên 13,87 năm 1999, tăng gấp hơn hai lần. Trong đó, tỷ trọng công nhân kỹ thuật tăng từ 4,17% lên 4,68%; cán bộ trung cấp tăng từ 3,4% lên 4,2% và cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học từ 2% lên 3,5%. Tuy nhiên đến năm 1999 vẫn còn 86,12% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân chưa qua đào tạo. Đây là một thách thức rất lớn khi đất nước đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mặc dù, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của nước ta có tăng nhưng tỷ lệ tăng còn chậm bình quân trong thời kỳ 1996-2000 là 6% thấp hơn mức tăng của GDP: 6,38%. Tư đó ta thấy cơ cấu bậc đào tạo không hợp lý, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp trở lên) thấp hơn tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đại học và trên đại học, trung học chuyên nghiệp.

Nếu như năm 1979 cấu trúc đào tạo của lực lượng lao động là 1/2,25/7,1 (tức là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì có 2,25 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 7,1 lao động có trình độ từ sơ cấp học nghề trở lên) thì đến năm 1989 cấu trúc đào tạo này là 1/1,68/2,3; năm 1996 là 1/1,7/2,4 và đến năm 2000 là 1/1,2/1,7, trong khi đó mục tiêu của nghị quyết trung ương đề ra là 1/4/10. Như vậy là mất cân đối lớn.

Theo kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp phát triển, cơ cấu lao động hợp lý là 1/4/20/60/15 (1 đại học, 4 trung cấp kỹ thuật, 20 công nhân lành nghề, 60 công nhân tay nghề thấp và 15 lao động giản đơn). Nhưng thực tế, cho đến năm 1995 nước ta có quan hệ tỷ lệ là 2,2/3,6/5/4/86,2 và đến năm 2000 là 2,8/3,7/11,6/81,9 (gồm cả lành nghề và chưa lành nghề).

Ở khu vực nông thôn, những đòi hỏi của cuộc CNH, HĐH nông thôn cũng đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay công nghiệp và tiêu thủ công nhiệp nông thôn đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên quy mô và thiết bị sản xuất cũng như khối lượng sản phẩm còn có nhiều mặt hạn chế.

Lực lượng lao động kỹ thuật và công nghệ nông thôn cần được đào tạo lại vì trong số 28,0 triệu lao động có khả năng lao động ở khu vực, hiện có tới 26 triệu chưa qua đào tạo vào năm 1996; đến năm 2000 là 30,0 triệu lao động thì có 27,1 triệu chưa qua đào tạo. Đa số thợ trong các cơ sở sản xuất là là do kèm cặp, tự học và tích luỹ kinh nghiệm.

Thực tế, nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện đang rất lớn, chẳng hạn theo số liệu của Trung tâm cung ứng lao động và ban quản lý các khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung cho biết: trong 2 năm 94-95 chỉ tuyển dụng được 8000/20000 hồ sơ xin việc - 40%. Tại khu công nghiệp Đồng Nai mỗi năm cần 50000 lao động có tay nghề, trong đó 10% là trung cấp kỹ thuật, 60% là thợ lành nghề và 25-30% lao động phổ thông. Nhưng thực tế chỉ 9,2% lao động kỹ thuật. (Báo Thương mại số 67, ngày 28-8-1999, Nguyễn Tuệ

cần 13000-15000 lao động đã qua đào tạo nhưng khó đáp ứng (Tạp chí Lịch sử Đảng số 3- 1998, Nguyễn Tuệ Anh - 1999).

Nhìn chung trình độ học vấn, trình độ tay nghề của lực lượng lao động nước ta còn thấp so với yêu cầu của CNH, HĐH. Theo số liệu thống kê lao động việc làm thì số người không đi học chiếm 1,2%, số người học hết cấp I chiếm 4,6%, cấp II là 23,2%, cấp III chiếm 38,0%. Về trình độ tay nghề, hiện cả nước còn 13,24% thợ bậc 1,2; 36,36% thợ bậc 3,4; 25% thợ bậc 5-7 trong đó chỉ có 2,45% là thợ bậc 7 (Báo nhân dân, 1-5-1998, Nguyễn Tuệ Anh, 1999).

Như vậy, chúng ta đang thiếu nghiêm trọng những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là thiếu công nhân kỹ thuật và dư thừa lao động giản đơn, dư thừa lao động không qua đào tạo. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của nước ta còn nhiều bất cập và sẽ có nhiều biến động lớn, phải phân công lại và ít có khả năng bắt nhịp với quá trình phân cônglao động quốc tế.

Những hạn chế về chất lượng lao động đem đến hậu quả trực tiếp là thừa thiếu lao động giả tạo, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp nói chung và nó là một lực cản lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w