Chuyển dịch chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

II. VÀI NÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ 1991-

4.Chuyển dịch chất lượng lao động.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 95,2% tổng lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên năm 2000. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại khá (năm 1999 xếp thứ 101/162 và năm 2001 xếp thứ 89/162 nước trên thế giới).

Năm 1996 so với 2000, số người thuộc lực lượng lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên cũng như số người tốt nghiệp phổ thông trung học ở thành thị và nông thôn đều tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Nhưng tốc độ tăng và mức tuyệt đối tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn, đặc

biệt là số lao động hoat động kinh tế thường xuyên tốt nghiệp PTTH. Ở thành thị số lao động PTTH hoạt động kinh tế thường xuyên tăng thêm 1044238 người với tốc độ tăng thêm 6,3%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này chỉ là 771151 người với 2,3%.

Theo số liệu ta thấy năm 1996, số người có trình độ tốt nghiệp PTCS trở lên chiếm 46% lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên (thành thị 61%, nông thôn 42%), số người tốt nghiệp PTTH chiếm 13, 8% lực lượng lao động (thành thị 31,8%, nông thôn 9,2%). Năm 2000 thì trình độ của người lao động đã được nâng cao rõ rệt các số người có trình độ tốt nghiệp PTCS trở lên chiếm 50,2% lực lượng lao động (thành thị: 65,5% và nông thôn: 45,8%), số người tốt nghiệp PTTH chiếm 17,2% (thành thị: 38% và nông thôn: 11,2%). Đây là một thế mạnh của lực lượng lao động nếu biết đầu tư và khai thác tốt sẽ là tiềm năng to lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Số lượng có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trên cả nước đã tăng, năm 1996 có 4331723 người chiếm 12,31%, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 5974254 người chiếm 15,46%. Trong đó số có trình độ cao (từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên) tăng từ 2989250 người chiếm 8,5% vào năm 1996 lên 4514699 người chiếm 11,65% vao năm 2000. Ở khu vực thành thị, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng nhanh và cao hơn hẳn ở nông thôn. Năm 1996 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2261671người chiếm 31,6% nhưng năm 2000 là: 3211912 người chiếm 36,8%, với con số này ở nông thôn thì: năm 1996: 2070052 người, chiếm 7,39%; năm 2000 là: 2762342 người chiếm 9,23%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên, bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trung bình tăng thêm khoảng 0,8%. Đến năm 2000 số lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm

13,11% lực lượng lao động. Nhìn chung xu hướng chuyển dịch chất lượng lao động ở nước ta vẫn còn chậm và chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 41 - 43)