II. VÀI NÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ 1991-
3. Chuyển dich theo không gian.
Chuyển dịch lao động theo không gian hiện nay là khá đa dạng, không còn bị giới hạn bởi hình thức chuyển dịch dân cư - lao động đi xây dạng vùng kinh tế mới. Đã xuất hiện hình thức di dân tự do mà cường độ ngày càng lớn. Đặc biệt phải kể đến sự chuyển dịch dân cư - lao động vào các thành phồ lớn, các trung tâm kinh tế.
Có hai luồng di chuyển lao động chính: -Di chuyển nông thôn - nông thôn.
Thời gian vừa qua tình hình di dân và di chuyển lao động nông thôn diễn ra theo hướng là di chuyển ngay trong từng vùng và từ vùng này sang vùng khác, dưới hai hình thức có tổ chức và tự do. Hàng năm luồng di chuyển của ngư dân Bắc trung bộ đi làm thuê ngư nghiệp ở Nam trung bộ, di chuyển cơ cấu lao động nhóm nghề phi nông nghiệp đến các vùng miền núi phía bắc rất lớn.
-Di chuyển lao động nông thôn - thành thị.
Di dân nông thôn - thành thị một hiện tượng phổ biến đan diễn ra ở nước ta trong thười gian qua và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Phần lớn các trường hợp di chuyển là sự tự do vào các thành phố, khu công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sự hình thành dòng lao động khi chuyển từ nông thôn thành thị mang tính hai mặt: Nó làm tăng sức ép về nhân khẩu và việc làm vốn đã căng thẳng ở thành thị, nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm, hoặc làm với giá cao. Sự di chuyển lao động tự do giữa các vùng, ngành là điều kiện để hình thành thị trường sức lao động trong cả nước. Ví dụ tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm (Nguồn tin từ Bộ Lao
động thương binh & XH 1998 - Phạm Hồng Tiến, 2000)