Chính sách hỗ trợ phát triển của các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 74 - 76)

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH

3.Chính sách hỗ trợ phát triển của các loại hình doanh nghiệp

sách, điều chỉnh một cách thích hợp, tiếp tục cải cách, mở rộng đổi mới, nắm vững toàn cục, giải quyết mâu thuẫn, đảm bảo sự phát triển công bằng, hài hoà – phát triển bền vững - giữa các khu vực (Đông - Tây, nông thôn - thành thị, con người - tự nhiên, thị trường trong nước và ngoài nước), phát triển cân bằng ngành, nghề, cân bằng thị trường trong và ngoài nước.

Chính phủ Trung Quốc tin tưởng vào tương lai do biết học tập nhân dân. Nếu không có nhân dân thì Trung Quốc không thể đạt được kết quả như ngày nay. Nhân dân đã gánh vác nhiều hy sinh. đảm nhận nhiều khó khăn, họ có sự bao dung cao độ, cũng giúp cho Chính phủ khắc phục khó khăn, cùng với Chính phủ đi tới thành công như ngày nay. Chính phủ và các chính quyền địa phương đã có những bước đi đúng đắn trong quá trình thực hiện cải cách kinh tế.

Sau khu gia nhập WTO, Trung Quốc trở thành thị trường rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là thị trường có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Ngoài nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo ưu thế phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhà nước đã có một số hỗ trợ cho doanh nghiệp như sau:

+ Hỗ trợ về giáo dục: các thành phố của Trung Quốc tập trung nhiều lao động nên việc nâng cao chất lượng lao động cũng là nhiệm vụ quan trọng. Nếu Trung Quốc nâng cao được chất lượng tại các thị trấn, thành phố nhỏ thì Trung Quốc sẽ có được một lực lượng lao động có trình độ cao, giá rẻ.

+ Hướng dẫn và định hướng cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế việc đầu tư sai và không hiệu quả. Nhiều công ty đa quốc gia đã đầu tư vào Trung Quốc tạo ra sự cạnh tranh rất khốc liệt. các doanh nghiệp Trung Quốc đứng trước thách thức lớn phải hết sức cố gắng mới có thể cạnh tranh với công ty đa quốc gia. Trong quá trình cạnh tranh giúp các doanh nghiệp hiểu ra nhiều vấn đề mới. Trong xu thế các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc có giá thành thấp nhưng hiệu quả cao. điều đó cho các nhà doanh nghiệp thấy khả năng cạnh tranh cao của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong thời gian qua ở Trung Quốc có tình trạng các nhà đầu tư đổ xô vào đầu tư theo phong trào, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm cho giá bị đẩy xuống dưới giá thành, tác động xấu đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Thời kỳ đầu, Chính phủ cũng khống chế để ngăn chặn không xảy ra tình trạng đó, nhưng Chính phủ đã không làm nổi. Ví dụ: về thị trường thép, Chính phủ nghĩ ra các biện pháp để khống chế, nhưng thép ở trong nước và thế giới vẫn phát triển mạnh. Chính phủ đưa ra các tiêu chí cho phép hoạt động như quy mô, môi trường, nhân lực… song cũng không đạt kết quả mong muốn. Sau đó, Chính phủ dùng biện pháp mạnh hơn là áp dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn. Đối với những xí nghiệp đã ra đời thì không bắt đóng cửa vì ảnh hưởng đến công ăn việc làm, mà Chính phủ có biện pháp giúp đỡ để nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất tạo thế mạnh trong cạnh tranh.

Để đảm bảo tốc độ và định hướng phát triển, Trung Quốc đưa ra chiến lược phát triển trong giai đoạn mới:

1) Phát triển kinh tế mạng (trên một mạng lưới), điều chỉnh toàn bộ kết cấu nền kinh tế quốc dân.

2) Phát triển trung tâm công nghệ cao.

Lực lượng lao động dồi dào không còn được coi là ưu thế. Công nghệ đã trở thành nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy, Trung Quốc cần có chiến lược phát triển khoa học công nghệ.

3) Thúc đẩy việc tái sử dụng lao động, giải quyết công ăn việc làm.

Chiến lược của Trung Quốc trong năm 2004 là tiếp tục phát triển, tiếp thu khoa học tiên tiến của nước ngoài và phát triển ra nước ngoài. Mặt khác, Trung Quốc chú trọng vào phát triển bền vững. Trước đây, miền Duyên Hải tương đối phát triển, sau Trung Quốc chú ý phát triển đồng đều hơn nên có sự điều chỉnh phát triển từ Đông sang Tây.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 74 - 76)