IV. Vấn đề giám sát và thực hiện hợp đồngnhập khẩu của công ty CPCI 1 Tình hình chung.
e) Nghiên cứu nguồn nhập khẩu và lựa chọn nhà cung cấp.
Sự đa dạng và phức tạp của thị trường dược phẩm thế giới cũng là một thách thức lớn đối với công ty. Việc thiếu hiểu biết về thị trường dược phẩm thế giới sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ làm công tác nhập khẩu khi tham gia kí kết hợp đồng.
Mỗi nước, mỗi khu vực tuỳ thuộc vào trình độ phát triển khác nhau lại đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm khác nhau, điều này lại dẫn đến các đặc tính kĩ thuật khác nhau và giá cả khác nhau của cùng một loại sản phẩm. Thông thường các loại dược phẩm được sản xuất từ Tây Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản có chất lượng và giá cả cao hơn những sản phẩm cùng loại được sản xuất ở ấn Độ, Trung Quốc, ASEAN. Vì thế khi đàm phán kí kết hợp đồng
nhập khẩu, các cán bộ nhập khẩu phải nắm bắt được các đặc điểm này, kết hợp với nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước để nhập khẩu những mặt hàng vừa đảm bảo chất lượng, lại vừa phù hợp với khả năng thanh toán của người dân Việt Nam. Phải biết lựa chọn những chủng loại mặt hàng nào cần nhập ở những nước có trình độ cao, những chủng loại nào chỉ cần nhập ở những nước có trình độ trung bình.
Ngoài ra, khi đàm phán kí kết hợp đồng cũng phải tìm hiểu kĩ đối tác(nhà cung cấp), kiểm tra độ tin cậy, năng lực và tính hợp pháp của họ.
Bởi vì, dược phẩm được sản xuất ở nhiều nước khác nhau, nhiều nhà sản xuất, nhưng chỉ được tập trung phân phối vào việt Nam bởi một số nhà phân phối lớn như: HALM, URGO, SAMSUNG...điều này rất dễ dẫn đến việc nhà phân phối dối trá khi chứng minh xuất xứ hàng hoá, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, tên hãng sản xuất gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Phải nắm vững được khả năng nguồn hàng cũng như độ tin cậy của nhà phân phối.
Nắm vững thị trường nhập khẩu, hiểu rõ nhà cung cấp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn khi lựa chọn thị trường và nhà phân phối là một nhiệm vụ quan trọng của các bộ làm công tác nhập khẩu dược phẩm. Để nâng cao kiến thức và năng lực của đội ngũ nhân viên làm công tác nhập khẩu, công ty nên tiến hành một số biện pháp sau:
- Tăng cường khai thác thông tin về thị trường và đối tác thông qua các nguồn thông tin thứ cấp từ bộ thương mại, bộ y tế, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, hoặc qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của các đối tác nước ngoài đó tại Việt Nam, qua các đối thủ cạnh tranh, thậm chí nếu cần có thể phải mua các thông tin có giá trị để phục vụ quá trình đàm phán, kí kết.
- Phối hợp chặt chẽ giữa phòng xuất nhập khẩu và phòng nghiên cứu thị trường của công ty để phân tích đánh giá, xử lý các thông tin thu thập được.
- Cử cán bộ trực tiếp đi nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và nhà cung cấp nước ngoài .