- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch:
Để du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, ngoài việc xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, tỉnh và các địa phương cần đầu tư hơn nữa cho du lịch, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Để khu vực Phố cổ thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, tôn tạo, quy hoạch trong chiến lược xây dựng điểm đến. Trong quá trình xây dựng các sản phẩm du lịch của phố cổ, doanh nghiê ̣p cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, người dân để đưa ra được những sản phẩm mang nét đặc trưng của phố cổ mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan cũng như đời sống nhân dân. Trong quá trình quản lý phố cổ tạo điều kiê ̣n cho du lịch phát triển, các cơ quan cũng như chính quyền địa phương cần có cơ chế đặc thù cho vấn đề bảo đảm an toàn giao thông; kiên quyết xử lý kịp thời tình trạng bán hàng rong, lôi kéo khách, ăn xin, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; sắp xếp, quy định lại nơi để xe máy, ô tô, xích lô, làm các biển chỉ dẫn, nghiên cứu để xây dựng các nhà vệ sinh công cộng trong phố cổ. Đối với khu vực Phố cổ thành phố nên ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bằng
- Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch của Tổng cục Du lịch, ngân sách tỉnh, nguồn vốn ODA. UBND quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm bố trí nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương mình.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức để phát triển đa dạng về du lịch.
- Các dịch vụ hỗ trợ du lịch:
Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như: hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Ngân hàng. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn để sản xuất tại chỗ các hàng lưu niệm mang bản sắc của mỗi phố nghề nhằm phục vụ khách du lịch, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư.
3.2.7.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch
Tăng cường công tác nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ du lịch mới, tiên tiến của quốc tế để áp dụng cho du lịch tỉnh nhà.
Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng những công nghệ tiến tiến, hiện đại, công nghệ xanh trong các dự án đầu tư phát triển du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả.
- Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ cấp thành phố đến các địa phương, nhất là tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan quản lý về du lịch cấp thành phố tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của thành phố.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thanh tra du lịch.
- Tăng cường liên doanh liên kết với các tỉnh trong nước và hợp tác quốc tế, nhất là các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đồng thời, gắn hoạt động Du lịch với Quốc phòng - An ninh Quốc gia.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong công tác QLNN về du lịch; Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí của Ban quản lý Khu Phố cổ.
- Cải cách hành chính trong cấp giấy phép đầu tư cũng như trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai đúng tiến độ.
- Cương quyết thu hồi giấy phép đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đối với những dự án phát triển du lịch làm ảnh hưởng đến hiện trạng khu Phố Cổ. - Nghiên cứu thành lập Hiệp hội du lịch của thành phố nhằm liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và lợi ích của các thành viên của Hiệp hội.
3.3.
Kiến nghị xây dựng chương trình Tour mới :
Trong năm 2010 Công ty Cổ phần Đồng Xuân đã đưa 12 xe vào hoạt động; trong quí I năm 2011 đã nâng lên thành 20 xe phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu
của du khách du lịch xung quanh Phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho du khách và hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ.
3.3.1.Giới thiệu lịch trình tour mới:
Trong tháng 2- 2011 (sau nửa năm hoạt động) Cty Cổ phần Đồng Xuân đang xây dựng kế hoạch phát triển xe điện từ phố cổ ra năm quận nội thành Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Cụ thể, xe điện sẽ tiếp cận các quận này bằng những chương trình du lịch, tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô nằm trên địa bàn các quận. Trước mắt, Cty Đồng Xuân sẽ xây dựng hai tuyến du lịch bằng xe điện, gồm:
• Tuyến thứ nhất - thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Xe sẽ đưa du khách thăm quan những địa điểm tiêu biểu nhất của 5 quận nội thành. Cụ thể là tại quận Ba Đình sẽ dừng đỗ gần quảng trường Ba Đình để du khách thăm Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh...Tại quận Đống Đa sẽ dừng đỗ tại điểm Gò Đống Đa, Chùa Bộc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...tại quận Tây Hồ sẽ dừng tại Chùa Trấn Quốc và thăm một số di tích quanh Hồ Tây...tại quận Hoàn Kiếm du khách sẽ dừng ở Hồ Hoàn Kiếm thăm Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu, ngắm Tháp Rùa...tại quận Hai Bà Trưng có thể dừng tại điểm đền Hai Bà Trưng...
• Tuyến thứ hai - thăm con đường gốm sứ ven sông Hồng và các danh lam thắng cảnh ở khu vực hồ Tây như Công viên Hồ Tây, Chùa Tảo sách, Chùa Vạn Niên, Chùa Thiên Niên, Đình Trích Sài, Chùa Võng Thị, Chùa Sải, Đền Cổ Lễ, Vườn hoa Lý Tự Trọng, Đền Quán Thánh, Bánh tôm Hồ Tây, Đền Cầu Nhi, Chùa Trấn Quốc, Đình Yên Phụ, Đình Nghi Tàm, Chùa Kim Liên, Đình Tây Hồ, Chùa Quảng Bá, Đình Quảng An, Ao sen Công Đoàn...
Công ty Cổ phần Đồng Xuân cho biết, ngoài 20 xe điện hiện có, Cty sẽ nhập thêm 30 xe để hoạt động trên hai tuyến mới này.
Có thể nói vấn đề chương trình Tour đã được công ty chuẩn bị khá kĩ tuy nhiên xét về mặt kĩ thuật thì hiện nay chương trình tour mới đang vấp phải nhiều khó khăn.Theo nhiều chuyên gia vận tải cho rằng các xe điện đang chạy trong phố cổ cũng như xe mà Cty Cổ phần Đồng Xuân chuẩn bị nhập về nếu cùng chủng loại thì chưa phù hợp để tham gia giao thông trên đường. Tốc độ của ô tô trong đô thị thường là 50km/h, trong khi xe điện tối đa là 40km/h, bên cạnh đó việc tăng hay giảm tốc của xe điện khi dừng đỗ rất chậm nên nếu tham gia giao thông trên đường, ngoài độ an toàn không cao còn có nguy cơ gây ùn tắc. Nếu mở rộng ra 5 quận nội thành thì quãng đường xe phải chạy là dài hơn gấp nhiều lần so với tour du lịch hiện có, đồng thời mật độ giao thông tại các quận khác rất đông, tốc độ di chuyển cũng cao hơn so với phố cổ. Nhưng loại xe này chỉ thiết kế để lưu thông trong các khu du lịch, bãi biển nên phanh, bộ điều khiển, đèn pha, xi nhan và tốc độ không đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến phố.
Trong bối cảnh giao thông Hà Nội thường xuyên ùn tắc như hiện nay thì cơ quan chức năng nên cân nhắc, nghiên cứu trước khi cho nhân rộng xe điện. Đây có thể nói là một điều hết sức khó khăn cho việc mở rộng mô hình du lịch mới mẻ này. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội thuận lợi để các chuyên gia, các ban ngành cũng như mỗi người dân đóng góp nhũng giải pháp thiết thực nhằm đưa hình ảnh những chiếc xe điện trở nên gần gũi hơn nữa với mỗi người dân thủ đô.
3.3.2.Thị trường du lịch lựa chọn:
Theo nhận định chung thì 2 chương trình du lịch mới có thị trường khách khá tương đồng so với 4 tour du lịch cũ mà công ty đã đưa ra. Tuy nhiên theo nhận định của bản thân thì em thấy rằng Tour du lịch thăm các di tích nổi tiếng của thủ đô trong 5 quận nội thành là một tour đi khá dài, nguồn khách chủ yếu lại từ quận Hoàn Kiếm - trung tâm du lịch của thành phố. Nếu du khách là khách lẻ đi một mình, nếu trên quãng đường khá dài như vậy, lại phải chờ đợi để đến lượt
mua vé rất mất thời gian, do vậy họ thường lựa chọn taxi hay xe ôm vẫn là thuận tiện hơn. Tuy nhiên nếu là khách đi theo đoàn qua các công ty du lịch, được các công ty du lịch đặt chỗ cho trước thì họ lại hoàn toàn yên tâm bởi không phải chờ đợi quá lâu. Do vậy đối với Tour du lịch này công ty nên đặc biệt chú trọng đến đối tượng là khách đi theo đoàn có thể thuê trọn cả xe hoặc một đoàn xe. Đối với khách lẻ thì công ty cần có những giải pháp hợp lí để có thể thu hút khách tham gia một cách chủ động. Công việc trước mắt đó là phải có một lộ trình hợp lí, do việc tăng số lượng xe điện hoạt động mà chưa có phần đường riêng rất dễ dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông. Đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi của du khách, nâng cao chất lượng phục vụ lên thì du khách sẽ chủ động tìm đến tour du lịch.
3.3.3.Tính giá:
Việc tính giá cho hai tour mới là một phần đặc biệt quan trọng trong quá trình
xây dưng tour. Đối với tour du lịch đến các thắng cảnh xung quanh Hồ Tây công ty nên giữ mức giá khoảng 20.000 đến 30.000. Đối với tour thăm các điểm xung quanh 5 quận nội thành có thể để ở mức giá khoảng 60.000 đến 70.000.
Tuy nhiên theo nhiều nguồn thông tin thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Hồ Tây sắp nhập 20 xe điện để hoạt động xung quanh khu vực hồ Tây và một số điểm di tích, danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn quận Tây Hồ. Trên chiều dài 18 km của tuyến đường dạo xung quanh hồ Tây, Công ty sẽ xây dựng 10 ga dừng đỗ, đón trả khách cho xe điện hoạt động. Hiện kế hoạch phát triển du lịch bằng xe điện đã hoàn thành và Công ty này đang đẩy nhanh các thủ tục hành chính để nhập xe điện từ nước ngoài và có thể đưa vào hoạt động từ 2-9 tới.
Theo đó vào tháng 9 tới thì thị trường du lịch xe điện sẽ có sự cạnh tranh, không còn độc quyền về một công ty nào cả. Tuy nhiên thiên theo nhận thấy thì sự cạnh tranh về giá vé lẻ là không đáng kể, có chăng chỉ là sự cạnh tranh về giá
vốn dĩ đã là một hình thức du lịch giá rẻ rất nhiều so với rất nhiều loiaj city tour khác bằng ô-tô hay xích lô nên sự cạnh tranh về giá sẽ là khá ít. Thay vào đó các công ty nên tập trung hoàn thiện chất lượng cơ sở dịch vụ tour tuyến, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng thêm nhiều chương trình hơn nữa...thì mới có thể thu hút khách sử dụng dịch vụ của công ty mình.
3.3.4.Quảng cáo, giới thiệu về tour:
Việc quảng cáo và giới thiệu là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một tour du lịch. Để tuor du lịch có thể được du khách biết tới và sử dụng thì doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều kênh khác nhau như
• Quảng cáo bằng các ấn phẩm như tập gấp, tập sách mỏng, áp phích.v.v... • Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như, tạp chí, truyền
hình, truyền thanh, thư điện tử hoặc bằng các website.v.v...
• Các hoạt động khuếch trương như tổ chức các buổi quảng cáo, tham gia các hội chợ v.v...
• Quảng cáo trực tiếp gửi sản phẩm quảng có đến tay người tiêu dùng, đến tận nơi ở của khách du lịch.
• Các hình thức khác : Băng video, phim quảng cáo về tour du lịch...
Kết luận
Mặc dù xe điện không phải là hình thức du lịch mới lạ đối với người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Một số tỉnh và thành phố như Huế, Lào Cai...và tại một số khu du lịch, sân golf, công viên đã áp dụng loại hình vận chuyển tiện lợi này. Nhưng để áp dụng mô hình du lịch mới này ở Hà Nội là một điều không dễ dàng. Bởi lẽ Hà Nội không phải là một thành phố trẻ, thành phố mới như Lào Cai, Hà Nội có rất nhiều vấn đề về giao thông, dân số, qui hoạch...Hà Nội lại càng không phải đơn thuần như một sân golf hay công viên. Vì vậy khi đưa xe
cơ quan ban ngành cũng như người dân. Liệu khi đưa xe điện đi vào hoạt động có thực sự đạt được nhưng mục đích như chính quyền cũng như người dân mong muốn hay lại là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch thủ đô...Nhận thức rõ được những khó khăn này công ty du lịch Đồng Xuân đã cùng với chính quyền địa phương cũng như cơ quan ban ngành của cả trung ương địa phương tìm ra được lời giải hợp lí. Với chương trình và số lượng tour như hiện tại đã khai thác được những gì được gọi là cái hồn của Phố cổ Hà Nội đồng thời đã đưa ra được lộ trình phù hợp để đảm bảo việc đưa xe điện vào hoạt động không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Do đó tuy mới đi vào hoạt động tính cho đến nay mới được 10 tháng nhưng xe điện đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân Phố cổ nói riêng cũng như nhân dân Hà Nội và du khách nói chung. Nhưng cũng trong thời gian 10 tháng nay Tour du lịch cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, có thể là do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Những thiếu sót này nếu được nhìn nhận đúng mức và tìm ra lời giải hợp lí thì chắc chắn rằng trong một tương lai không xa xe điện sẽ trở thành một phương tiện hữu dụng đối với cả người dân và cả du khách. Từ đó Hà Nội sẽ có thêm một hình ảnh đó là bên cạnh những chiếc xích lô ngày đêm rong ruổi thì sẽ có thêm những chiếc xe điện an toàn, tiện nghi và bảo vệ môi trường.