Giá trị du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội (Trang 25 - 27)

Nói đến phố cổ Hà Nội ta thường chủ yếu nhắc đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của khu vực. Nguồn tài nguyên này được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài với bao biến cố to lớn của thời gian mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên được những giá trị lâu đời vốn có của nó. Những giá trị của Khu phố cổ được thể hiện qua các mặt sau đây :

◦ Giá trị lịch sử: Khu “36 phố phường” Hà Nội nằm ở phía đông bắc thành cổ

trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu Phố Cổ chính là khu bảo vệ vòng ngoài cho thành cổ trong thời chiến, là khu vực buôn

bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là gương mặt của đất nước trong quan hệ đối ngoại.

◦ Giá trị văn hoá: Khu 36 phố phường xưa nổi tiếng là đất “ngàn năm văn vật”;

“Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng. Đó chính là khía cạnh văn hoá phi vật thể - cái hồn của phố cổ và được thể hiện qua các khía cạnh:

- Phong cách buôn bán cổ: thể hiện đầy đủ tính chất chợ tức là thị của đô thị một nước mới thoát khỏi chế độ phong kiến chưa lâu, có nền sản xuất manh múm chưa được công nghiệp hoá và sự lưu thông hàng hoá còn nhỏ lẻ.

- Nghề thủ công truyền thống: Giá trị văn hoá của khu phố cổ còn thể hiện ở những nghề thủ công truyền thống đã hình thành nên những làng nghề, phố nghề ở Hà Nội. Chỉ cần đọc những tên phố có chữ “hàng” ở đầu, ta đã khẳng định được phố cổ Hà nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ công nhất. Những người ở đó có thể là thợ thủ công kiêm thương nhân, vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt hàng cho khách vừa bày bán một số hàng làm sẵn tại cửa hiệu. Họ gắn kết với nhau qua các phường hội và những phường hội đã giúp cho nghề nghiệp của họ ở quê hương cũng như ở Hà Nội phát triển. Đồng thời phường hội cũng giúp họ gắn kết với nhau cùng nhau giữ gìn và phát huy lối sống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình.

- Công trình văn hoá: Khu Phố Cổ cũng là nơi đã lưu giữ những công trình văn hoá có nhiều giá trị tinh thần mà ngày hôm nay có thể giúp chúng ta nhìn ra những khía cạnh khác nhau của tâm hồn người Thăng Long xưa để lựa chọn, thừa kế, xây dựng một khu Phố Cổ trong lòng thành phố Hà Nội.

◦ Giá trị kiến trúc và cảnh quan: Khu Phố Cổ là thành phần quan trọng trong hệ thống trung tâm lịch sử của Hà Nội - nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của

đô thị, là hình ảnh đại diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội. Những giá trị kiến trúc này được thể hiện qua các thành tố đô thị bao gồm:

- Đường phố: Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là bộ phận của phường, thuộc về phường và là bộ mặt của

phường. Đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới. Đường xá ở đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra các. Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cánh. - Nhà ở: Nhà ở trong khu “36 phố phường”có đặc trưng mặt tiền hẹp và chiều sâu nhà rất dài vì thế có tên gọi phổ biến là “nhà hình ống”. Nhà hình ống quay mặt ra mặt phố, chiều rộng trung bình của mặt tiền từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài có thể từ 20m tới 60m và có một số trường hợp lên tới 150m.

- Công trình tôn giáo: Trong khu phố cổ ngoài nhà ở buôn bán của dân cư hiện còn 54 ngôi đình, 6 chùa, 22 đền, 3 miếu tổng cổng là 85 công trình tôn giáo tín ngưỡng trên khu vực khoảng 100ha, có thể nói mật độ công trình tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ thuộc loại cao. Phần lớn các công trình này có lịch sử khởi dựng cũng đã lâu mang dấu ấn riêng. Với lối kiến trúc truyền thống dựng từ gỗ, gạch với các hệ kết cấu vì kèo gỗ của nhiều thời kỳ. Các không gian đình, đền, chùa v.v... này là các không gian tâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của từng ngôi nhà trong khu 36 phố phường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w