Với ưu thế là trung tâm đầu não về chính trị, khoa học, giáo dục...Hà Nội có ưu thế rất lớn trong việc tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao. Du lịch Hà Nội đã phát triển trong một thời gian tương đối dài nên đội ngũ cán bộ nhân viên lao động trong ngành khá chuyên nghiệp và được đào tạo một cách bài bản. Tuy nhiên tuyến du lịch bằn xe điện lại mới đi vào hoạt động chưa lâu nên đội ngũ cán bộ nhân viên lao động chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc trong chất lượng phục vụ du lịch mà công ty du lịch Đồng Xuân đang hướng tới.
- Trong thời gian 3 năm thí điểm thực hiện dự án công ty đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đặc biệt là đội ngũ tài xế để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, công ty cần đa dạng hoá các chương trình đào tạo. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên với nhiều hình thức và nguồn kinh phí khác nhau.
- Đồng thời thành phố cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động của đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ trong Phố cổ. Phấn đấu đến năm 2015, có từ 80-90% trên tổng số lao động trong ngành du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
- Bên cạnh đó, công ty cũng cần có cơ chế thu hút và có các đãi ngộ thích hợp với các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi,...trong lĩnh vực du lịch ở lại công ty công tác và làm việc.
- Trong năm 2010 và 2011, công ty phối hợp với các trường Du lịch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý hiện đang thiếu và yếu nghiệp vụ, gắn đào tạo với việc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các đơn vị trong và ngoài nước đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức tour, tuyến bằng xe điện. Những năm tiếp theo tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, hướng dẫn viên, nhân viên bán vé, đội ngũ nhân viên bảo hành, bảo trì.
- Lồng ghép kiến thức về an ninh quốc phòng, an toàn giao thông trong du lịch vào chương trình đào tạo cho đội ngũ làm công tác du lịch từ, cán bộ quản lý cho đến đội ngũ nhân viên phục vụ.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch
Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch là một yêu cầu bức thiết của Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015 của thành phố Hà Nội và nó cũng là yêu cầu bức thiết với du lịch xe điện quanh Phố cổ. Do vậy việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch cần được quan tâm triển khai có hiệu quả, nhằm tăng cường năng lực phục vụ của công ty. Trước mắt, công ty du lịch Đồng Xuân cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch nổi tiếng và các nhà hàng phục vụ các món ăn đặc trưng của Hà Nội có trong chương trình tour. Đồng thời cũng cần nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, trong đón tiếp và các dịch vụ khách. Tiếp theo công ty sẽ thực hiện việc đa dạng hoá các dịch vụ tour, tuyến, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong công ty mình tránh tình trạng tăng giá, chặt chém du khách của đội ngũ nhân viên bán vé; tình trạng dừng đỗ, xuất phát tùy tiện của xe điện ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và cuộc sống của cư dân địa phương. Tăng cường khả năng hội nhập du lịch trong nước và quốc tế.
3.2.3.Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch
Nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch của Phố cổ và loại hình vận chuyển mới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Ngoài việc giao trách nhiệm cho các ngành và quận thì thành phố Hà Nội cũng nên xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Phố cổ trong đó dành quỹ đất thích hợp và cấp phép cho công ty xây dựng các bến bãi, hệ thống nhà chờ và biển báo tại các điểm dừng đỗ với quy mô hợp lí.
Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và các công ty du lịch tham mưu cho UBND thành phố xây dựng và ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là các dự án mới, có tính khả thi cao, thân thiện với môi trường. Thành phố cũng nên đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào du lịch phố cổ nói chung và du lịch bằng xe điện nói riêng tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh.
3.2.4.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
Công ty nên tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thích hợp. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thi ̣ trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rô ̣ng thi ̣ trường mới từ Trung Đông. Nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội, quảng bá sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn này, giới thiệu lịch sử anh hùng và văn hoá truyền thống đặc sắc của Hà Nội để thu hút khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước cần chú trọng đẩy mạnh thị trường khách từ các tỉnh khác tới, Đối với địa phương thì cần phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của Du lịch - là ngành kinh tế quan trọng có tính đột
phá trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội; nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo tồn Phố Cổ.
Thành phố và các cơ quan hữu quan cần hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chủ động làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá cho chính đơn vị mình, nhằm mở rộng thị trường và góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương.
Hình thức tuyên truyền, quảng bá chủ yếu tập trung vào các loại hình như Website, hội chợ - triển lãm trong nước và nước ngoài, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá - du lịch, xây dựng các bảng quảng cáo lớn, các biển chỉ dẫn tại sân bay Nội Bài và các khu, tuyến, điểm du lịch; cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Chương trình hành động quốc gia về du lịch để nâng cao hình ảnh của Du lịch Hà Nội trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch (nhất là phát triển du lịch bền vững) vào các chương trình, dự án, các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài. Các địa phương cần xây dựng các dự án phát triển du lịch bền vững quy mô nhỏ, dựa vào cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững và góp phần xoá đói giảm nghèo.
3.2.5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
- Tài nguyên, môi trường là yếu tố quyết định sống còn đối với các hoạt động du lịch; vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) du lịch, tại các tuyến, điểm, khu du lịch, nhất là ở là ở khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và một số di tích lịch sử quan trọng. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại các khu vực quan trọng như Hồ Hoàn Kiếm, Chợ Đồng Xuân, Tuyến phố đi bộ Hàng Ngang,
khu, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường của các hoạt động du lịch, nhất là những nơi nhạy cảm về môi trường như Hồ Hoàn Kiếm, Chợ Đồng Xuân.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ văn hoá truyền thống và các giá trị của di sản. Hưởng ứng tuần lễ môi trường du lịch hàng năm, động viên mọi người quan tâm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.
- Có giải pháp hữu hiệu chấm dứt nạn ăn xin, tình trạng chèo kéo, ép khách du lịch để bán hàng hoá làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh.