Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội (Trang 36 - 80)

2.3.3.1.Điểm dừng số 01: Số 53 Hàng Đường

Tại đây du khách có cơ hội được thăm di tích nhà số 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập, đình Hoa Lộc 90A Hàng Đào, đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào.

◦ Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang:

- Kiến trúc: Ngôi nhà chạy dài, sâu hun hút theo kiểu "nhà ống" truyền thống,

mặt trước là cửa hàng, còn mặt sau quay ra 35 phố Hàng Cân. Nhà có 4 tầng, tầng dưới làm cửa hàng bán tơ lụa, tầng 2 và tầng 3 có nhiều phòng dùng làm phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ; tầng 4 ngoài phòng dùng làm kho chứa hàng còn có một sân thượng phơi phóng.

- Lịch sử: Ngày 19/08/1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền Thủ đô đã thuộc về cách mạng. Ngày 23/08, đồng chí Lê Đức Thọ lên đón Bác Hồ từ Việt Bắc về đến thôn Phú Gia. Ngày 25-8 Bác đến ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Khi ô tô đưa Người đến không đỗ ở phía mặt tiền ngôi nhà mà dừng ở cổng hậu là số 35 phố Hàng Cân để vào nhà nhằm bảo đảm an toàn bí mật.

Trên căn phòng ở tầng 2, số 48 Hàng Ngang, rộng chừng 60m2 chính giữa phòng là một chiếc bàn chữ nhật có kích thước lớn bằng gỗ màu cánh gián sẫm,

chí trong Thường vụ Trung ương để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 02/9/1945. Trên bàn là chiếc máy chữ mà Bác Hồ đã dùng từ chiến khu Việt Bắc đưa về. Đây là chiếc máy chữ mà Bác dùng để đánh các chỉ thị của Đảng và soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

◦ Đình Đồng Lạc:

Đình Đồng Lạc ở số 38 phố Hàng Đào hiện nay là “Ngôi nhà di sản” đã được

phục dựng lại theo dáng xưa trong khuôn khổ hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội (Việt Nam) và Toulouse (Pháp) năm 2000.

Đình Đồng Lạc ở phố Hàng Đào thờ Cao Sơn, Linh Lang, Bạch Mã, còn là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê. Tuy nhiên do nhiều biến động của lịch sử, do chiến tranh, ngôi đình đã bị tàn phá. Năm 1941, một gia đình đã xây dựng lại ngôi đình, quy mô hai tầng, dùng để bán hàng và nhà ở. Năm 1956, ngôi nhà được sử dụng làm cửa hàng bách hoá. Đến năm 2000, ngôi nhà được chọn để phục hồi di sản.

Yếm xưa có nhiều loại, từ bằng vải nhỏ nhuộm nâu đến yếm lụa, yếm sồi màu mỡ gà, màu điều, sau này có yếm vải phin, pôpơlin trắng muốt... Lại có nhiều kiểu mở ở cổ: cổ xẻ, cổ xây, cổ trái tim, cổ cánh nhạn, cổ trễ, nhưng bao giờ cũng phải đủ bốn dây, hai dây đeo trên cổ và hai dây buộc trễ tràng thắt múi sau lưng. Yếm xưa chỉ có một lần vải, thông thoáng, không nịt chặt, không gò bó, mẹ vạch ra cho con bú dễ lắm…

Từ ý nghĩ ấy nên lập lại “chợ bán yếm lụa” ở di tích đình Đồng Lạc. Ta sẽ trưng bày, giới thiệu và bán các loại yếm dân tộc bằng đủ các chất liệu vải sợi bông, lụa tơ tằm với màu sắc cổ truyền. Đây sẽ là một thứ triển lãm kiêm tiếp thị, chắc chắn hấp dẫn du khách đến Hà Nội. Cạnh chiếc áo dài duyên dáng, chiếc nón bài thơ mỏng manh, họ sẽ đem về nước thêm một cái yếm lụa rất đặc biệt nữa. Và Hàng Đào nằm trên tuyến chợ đêm thêm đắc địa, nhiều người tìm đến hơn. Như vậy, đình Đồng Lạc là nơi thờ cúng đồng thời cũng là nơi bán các sản phẩm của phường Đồng Lạc ở kinh thành Thăng Long.

2.3.3.2.Điểm dừng số 02: Chợ Đồng Xuân

Tại đây du khách có thể thăm chợ Đồng Xuân. Sau đó rẽ sang phố Hàng Khoai thăm Phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 và Quán cổ Huyền Thiên (một trong Tứ quán Thăng Long xưa).

◦ Chợ Đồng Xuân:

- Vị trí: Chợ Đồng Xuân được chính thức xây dựng từ giữa năm 1889 với việc lấp kín khúc sông Tô Lịch từ cửa sông Nhị Hà (Sông Hồng) trở vào đến chân tường thành cổ, tạo nên một bãi đất rộng hàng chục hecta, Chợ Đồng Xuân nằm sát cửa Chùa Huyền Thiên lại gần bến sông, đây là địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng một khu chợ tập trung.

- Kiến trúc: Chợ được thiết kế tương đối đơn giản gồm các bộ khung bằng sắt, lợp tôn mái chảy, diện tích khoảng 6500 m2. Toàn bộ gồm 5 dãy nhà và được phân theo các vòm cuốn mặt trước, bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm (mỗi vòm chợ dài 52m, khung thép cao 19m, rộng 25m). Chợ được xây dựng thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng xây dựng là 28.968m2, tổng diện tích kinh doanh là 22.245m2.

- Bố cục: Khu phía đông bắc là chợ Bắc Qua, khu phía tây là chợ Đồng Xuân. Thực ra toàn bộ khu chợ chỉ là một siêu thị lớn, nhưng do phía đông bắc chợ là nơi buôn bán chủ yếu những mặt hàng thực phẩm, rau quả nông sản của vùng bắc Sông Hồng mang qua, vì thế có tên là chợ Bắc Qua.

- Tiềm năng du lịch: Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân. Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai…Lại gần khu di tích Đền Ngọc Sơn… rất tiện cho một chuyến thăm quan ở khu trung tâm thành phố.

Đến năm 2003, “Chợ đêm” Đồng Xuân ra đời, vừa đa dạng hóa hoạt động của chợ vừa phục vụ nhu cầu mua sắm vui chơi của khách du lịch. Chợ đêm Đồng Xuân kết nối với tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân tạo thành chuỗi chợ đêm kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến chợ Đồng Xuân, thu hút đông đảo người Hà Nội và khách du lịch đến tham quan, mua sắm.

◦ Phù điêu "Hà Nội - Mùa đông 1946" :

- Vị trí: Phù điêu "Hà Nội-Mùa đông 1946” gắn phía đầu hồi bên trái chợ Đồng Xuân mô tả cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Đồng Xuân trong thời kháng chiến chống Pháp.

- Lịch sử: Ngày 14/2/1947, với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", tại khu vực chợ Đồng Xuân diễn ra trận đánh ác liệt và lớn nhất của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến kéo dài từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Các chiến sĩ quyết tử Tiểu đoàn 101 đã chiến đấu kiên cường, tiêu diệt 4 xe tăng địch, và hầu hết đã hy sinh anh dũng.

- Phong cách thiết kế: Bức phù điêu được đúc bằng đồng, nặng 7 tấn, chiều cao cả bệ là 5,7m, phần chính có kích thước 4,4x4,5 (m) và bệ có kích thước 1,4x2,2x1,55 (m). Phác thảo của hai tác giả Nguyễn Chi Lăng và Nguyễn Thế Hội mô tả ở mặt trước một chiến sỹ cảm tử mặc áo trấn thủ, cầm bom ba càng đang trong tư thế xông lên; phía sau là hai chiến sỹ cầm súng; lớp thứ hai là hai người công nhân; và lớp sâu nhất thể hiện một cô gái mặc áo dài, tay cầm kiếm giơ cao. Nền phù điêu cách điệu cấu trúc lô xô của các mái nhà đặc trưng ở các khu phố Đồng Xuân, Ô Quan Chưởng và Hàng Ngang, Hàng Đào. Phía dưới và phía trên cách điệu lửa cháy và tổng thể bức phù điêu cũng gợi ta nghĩ đến một ngọn lửa. Do có đến 3 lớp nhân vật, có thể hình dung là các nhân vật ở lớp ngoài cùng có khối khá tròn, nổi hẳn lên như các bức tượng độc lập. Mặt sau của phù điêu thể hiện biểu tượng các lá cờ, trên đó trích lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét về trận chiến đấu ở chợ Đồng Xuân.

- Vị trí: Quán Huyền Thiên, tên chữ là “Huyền Thiên cổ quán”, dân gian vẫn quen gọi là chùa Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên. Thuộc địa phận khu phố cổ Hà Nội, quán Huyền Thiên nằm giữa phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Quán Huyền Thiên là nơi thờ Huyền Thiên Thượng Đế, một trong những vị Thánh tiêu biểu của thần điện Lão giáo. Theo quan niệm Đạo giáo, thần Huyền Thiên là vị thần có nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc, người xưa cho rằng phía đông có thần Thanh Long biểu tượng của mùa xuân, phía Nam có thần Chu Tước biểu tượng của mùa hạ, phía tây có thần Bạch Hổ biểu tượng của mùa thu, biểu tượng của mùa đông là thần Huyền Thiên ở phía bắc.

- Lịch sử: Quán có từ thời Lê Thiệu Bình thứ 7 (1439). Bia cũng cho biết thời gian này quán đã có 13 gian với cung thờ Phật, thờ tiên và pho tượng Huyền Thiên bằng gỗ trầm. Thời Cảnh Thịnh (1793 - 1801) trùng tu và đúc chuông. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho lấp hồ, mở rộng phố xá, quán Huyền thiên cũng bị thu hẹp. Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quán Huyền Thiên cũng bị tàn phá nặng nề. Năm 1948 nhân dân trong thôn cùng khách thập phương quyên góp, quán được xây dựng như hiện nay.

- Kiến trúc: Huyền Thiên cổ quán có bố cục kiểu “Nội công ngoại quốc”. Nghi môn là một gác chuông 2 tầng là một kiến trúc gạch nổi bật nhất trong toàn bộ các công trình của quán, mang dấu ấn đậm nết của lối kết cấu cổ truyền. Sau nghi môn là sân quán với hai nhà bia lớn và hai giếng. Tiếp theo là phần nội công vãn còn nguyên vẹn với nhà bái đường 7 gian, có kiến trúc theo kiểu vọng lâu hai tầng, tám mái, đây cũng là nơi đặt pho tượng Thần Huyền Thiên.

2.3.3.3.Điểm dừng số 03: Số 25 Hàng Chiếu :

Du khách dừng chân ở ngã tư Hàng Chiếu. Tại đây có Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại nguyên vẹn của Thăng Long xưa.

◦ Ô Quan Chưởng:

- Vị trí : Ô Quan Chưởng ở trên đầu phố Hàng Chiếu, mặt trước nhìn về phía đông và sông Hồng, mặt sau nhìn về phía tây và phố Hàng Chiếu.

- Kiến trúc : cửa ô có vòm cửa trấn giữ, trên lại còn lưu giữ một lầu địch vọng là nơi canh gác. Cửa được xây vòm tò vò rộng, trước đây có hai cổng bằng gỗ dày lớn, ban đêm lính canh đóng cửa thành và mở ra buổi sớm cho người dân qua lại, buôn bán.

- Lịch sử : Theo Tuyển tập văn bia Hà Nội, tập 1, cửa Đông Hà xây từ năm Cảnh Hưng 10 (1749) được sửa chữa lại năm Gia Long (Đinh Sửu 1817). Ngang lối đi giữa cổng có một tấm bia đá gắn vào tường mé trong. Bia khắc tờ sức của Hà Ninh tổng đốc Hoàng Diệu và tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng đề năm Mậu Dần 1878 cấm lính canh gác xách nhiễu nhân dân.

Theo những điều còn ghi lại trong gia phả của họ Đào thì năm 1873, có một viên quan Chưởng cơ người Bắc Ninh nổi tiếng đánh Pháp, chẳng may bị bắt, quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu bên bờ sông Cái phía trước cửa ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ. Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái tên cũ Thanh Hà không được nhắc đến nữa.

Ngày nay, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, vừa là dấu vết của thành Thăng Long xưa vừa là một bằng chứng tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc. Ngày 3/6/2009, tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael

Michalak công bố khoản tài trợ trị giá 74.500 USD dành cho Việt Nam để thực hiện việc bảo tồn Ô Quan Chưởng.

2.3.3.4.Điểm dừng 4 tại số 9 Hàng Vải:

Tại đây Quý khách có thể mua các loại kim khí tại phố Hàng Vải và Hàng Khóa, mua các loại thuốc Nam, thuốc Bắc ở phố Lãn Ông và phố Thuốc Bắc.

◦ Phố Hàng Vải:

Phố Hàng Vải thuộc phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), dài khoảng 236 mét từ ngã tư phố Thuốc Bắc, Lãn Ông tới phố Phùng Hưng.

Đường phố buôn bán sầm uất, với đủ các mặt hàng tiêu dùng, hàng vải, đồ dùng trong nhà. Khi không còn chợ ở đây nữa thì tại phố đó vẫn mở những cửa hàng bày những mặt hàng theo truyền thống cũ, giấy, bút, vải.

Tuy phố Hàng Vải hiện nay không còn sinh hoạt phường hội kiểu ngày xưa nữa, trong phố không có nhà nào bán vải nhưng nét phố, khung cảnh phố vẫn còn được gìn giữ. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu trên phố là tre ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú, từ tre trong kiến trúc, xây dựng, cho tới tre trong nội thất, sinh hoạt hàng ngày đều được gia công, thiết kế tại đây. Những hàng tre hai bên phố được xếp ngay ngắn, cao vút, nối tiếp nhau tạo thành một con phố tre giữa lòng khu phố cổ.

◦ Hàng Khoá:

Bán các lại khoá. Khoá chủ yếu làm từ mấy phố gần đó đem đến bán hoặc khoá đồng do thợ làng Phùng Khoang đúc. Đến thời người ta sính dùng khoá Tây, cũng đồng thời là thời kỳ xây dựng lớn trong thành phố Hà Nội nên những nhà buôn khoá cũng quay ra buôn sắt. Nghề buôn đồ sắt gặp nhiều dịp làm giàu to nhanh chóng.

Ở đoạn phố Thuốc Bắc có những cửa hàng bán các vị thuốc Nam thuốc Bắc. Cửa hàng bán thuốc ở đây phần đông là người làng Đa Ngưu ra đây làm ăn, họ ở đây và ở bên phố Phúc Kiến bày bán đơn giản: những thúng mẹt đựng các vị thuốc sống bày ngay xuống mặt đất từ trong nhà ra đến ngưỡng cửa; thuốc để nguyên cả cành, cả rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọc những hạt nhỏ, người ta đi qua quãng phố này được ngửi thấy mùi các vị thuốc bốc ra thơm lừng. Đoạn đầu, chỗ giáp phố Hàng Mã là phố Hàng Khoá, ở đây có những nhà bán các loại khoá do thợ rèn làm ra (khoá sắt) hoặc do thợ đồng làng Phùng Khoang (Hải Hưng) đúc nên. Đoạn cuối phố là phố Hàng Bút, nơi đây bán các loại bút lông và văn phòng phẩm thời xưa: nghiên, mực, giấy... nghiên do vùng núi Sơn Tây mang tới, mực nhập từ Trung Quốc hoặc do làng Kiêu Kỵ sản xuất, giấy do vùng Bưởi làm ra.

◦ Lãn ông:

Con phố dài 180m, phố mang tên Lãn Ông, tên gọi tắt của Hải Thượng Lãn Ông, một danh y của y học cổ truyền đồng thời là một nhà văn Việt Nam thế kỷ XVIII. Trải qua thời gian, các cửa hàng trên phố Lãn Ông ngày nay vẫn buôn bán thuốc tấp nâ ̣p, không bi ̣ phai nha ̣t như các phố nghề khác trong khu phố cổ. Ta ̣i đây, các cửa hàng nằm san sát nhau, bán đủ mo ̣i loa ̣i thuốc từ cao cấp như: “Đông trùng hạ thảo”, nhân sâm, linh chi tới các loại thảo dược khô, tán bột… Thuốc bầy bán được đựng trong những bao giấy, bo ̣c trong những túi nilông xếp đầy trước cửa, treo lủng lẳng phía trên đầu.

Bên ca ̣nh những cửa hàng bán thuốc luôn tấp nâ ̣p người vào ra, mùi đương quy, bạch truật, đan bì, ý dĩ thơm lừng khắp phố, những nhà chuyên bắt ma ̣ch, kê đơn la ̣i có mô ̣t vẻ thâm trầm, kín đáo. Trong nhà những người bốc thuốc trên phố, chân dung của Hải Thượng Lãn Ông thường được đặt ở vị trí trang trọng. Sừng sững sát tường là những chiếc tủ gỗ đựng thuốc lên nước nâu bóng, có hàng trăm ngăn kéo quai đồng, mỗi ngăn có đề tên thuốc.

Tại đây du khách được thăm đền Bạch Mã nơi thờ Thành hoàng Thăng Long (một trong Tứ trấn Thăng Long xưa).

◦ Đền Bạch Mã :

- Vị trí : Đền nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh của “Thăng Long tứ trấn” xưa.

Đền Bạch Mã thờ thần “Long Đồ Thần Quân Quảng Lợi Bạch Mã Đại

Vương”. Một số sách cổ cho biết đền Bạch Mã được xây dựng vào cuối thời Bắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội (Trang 36 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w