2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Từ những phân tích về chất lượng bảo lãnh ở phần trên, chúng ta có thể thấy chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa về cơ bản chưa thật sự tốt. Có rất nhiều biểu hiện minh chứng cho nhận xét này:
* Về doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh phát sinh của CN NHCT Đống Đa có nhiều biến động thất thường trong các năm. Năm 2005, doanh số bảo lãnh phát sinh tăng mạnh nhưng sang năm 2006 doanh số bảo lãnh lại giảm đáng kể.
* Về các nghiệp vụ bảo lãnh
Hiện nay các nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú. Nhiều loại bảo lãnh chưa bao giờ được thực hiện ở CN như nghiệp vụ bảo lãnh bao tiêu hàng hóa,… Nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu và thường xuyên là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mở L/C….Thời hạn bảo lãnh thường ngắn và doanh số thực hiện từng loại bảo lãnh cũng không cao và có biến động thất thường.
* Về cơ cấu bảo lãnh của CN:
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ truyền thống, lâu năm. Đối tượng khách hàng của CN còn nhiều hạn chế, không phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, điều này đã quyết định đến cơ cấu bảo lãnh của CN.
Cơ cấu bảo lãnh của CN có nhiều bất hợp lý, trong đó cơ cấu chủ yếu nghiêng về phía tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn. Vì vậy cơ cấu bảo lãnh theo tỷ lệ ký quỹ đa phần vẫn là các khoản bảo lãnh ký quỹ 0% và ký quỹ 5%. Cơ cấu bảo lãnh không hợp lý chính là biểu hiện rõ nét, minh chứng cho sự chưa hoàn thiện trong chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa.
* Về thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh:
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh khá thấp, khoảng trên 20 tỷ, chiếm một tỷ trọng nhỏ (xấp xỉ 10%) trong tổng doanh thu của CN. Dịch vụ bảo lãnh chưa thực sự được CN coi trọng và phát triển một cách đúng mức. So với các dịch vụ tín dụng khác, dịch vụ bảo lãnh thường chỉ là dịch vụ đi kèm theo, tức là các khách hàng bảo lãnh thường là các khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước với CN.
* Về mức độ an toàn của chi nhánh khi thực hiện bảo lãnh:
Mặc dù cho đến nay CN chưa từng phải thanh toán bảo lãnh hộ khách hàng nhưng hoạt động bảo lãnh của CN vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, khi rủi ro xảy ra tổn thất sẽ rất lớn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
- Do sự thiếu đồng bộ trong các quy định của nhà nước:
Hiện nay CN NHCT Đống Đa thực hiện quy trình bảo lãnh căn cứ vào những điều khoản quy định trong quy chế bảo lãnh do NHNN Việt Nam ban hành và các văn bản hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Các văn bản này được ban hành ra nhằm định hướng, điều tiết cho hoạt động bảo lãnh của NHTM. Tuy nhiên, giữa các văn bản nhiều khi còn chưa thống nhất với nhau, chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động và còn thường xuyên bị sửa đổi. Một môi trường pháp lý còn nhiều điều bất ổn đã gây khó khăn rất nhiều cho
các NHTM nói chung và CN NHCT Đống Đa nói riêng. Các NH vì thế không dám mạnh tay trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh vì lo sợ các quy định sẽ lại được sửa đổi theo chiều hướng khác.
Nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ngày càng nhiều với thủ tục rất đơn giản và hoạt động giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên quy định của nhà nước để điều tiết các giao dịch này còn rất hạn chế vì có quá nhiều kẽ hở trong luật pháp và các quy định của Nhà nước. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của các NHTM nói chung và CN NHCT Đống Đa nói riêng là rất cao. Có quá nhiều các doanh nghiệp của tư nhân được thành lập chỉ là các “công ty ma”, rủi ro lớn và khó kiểm soát buộc CN NHCT Đống Đa còn chưa thể triển khai rộng rãi dịch vụ bảo lãnh đến đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.
- Năng lực của khách hàng được bảo lãnh còn thấp:
Năng lực tài chính, vốn tự có, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp rất lớn vì vậy rủi ro bảo lãnh của các ngân hàng khá cao, và việc phát triển, mở rộng cũng như nâng cao chất lượng bảo lãnh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân và bản thân nhiều doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ về dịch vụ bảo lãnh, không thấy được tiện ích của dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, nhu cầu bảo lãnh trong nền kinh tế chưa cao nên doanh số bảo lãnh của CN còn thấp và cơ cấu bảo lãnh vẫn chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp có quan hệ làm ăn lâu dài.
* Nguyên nhân chủ quan
- CN chưa chú trọng đến việc tìm một cơ cấu khách hàng hợp lý
Khách hàng được bảo lãnh ở CN chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh lâu năm, có quan hệ truyền thống với CN, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản. Chính vì chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa khách hàng nên chất lượng bảo lãnh của CN phụ thuộc rất lớn vào rủi ro kinh doanh của khách hàng. Nếu có một sự cố xảy ra trong lĩnh vực giao thông làm cho các doanh nghiệp trong ngành này bị đình chỉ hoạt động thì CN sẽ gặp tổn thất rất lớn.
- Do đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng chưa có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong phân tích, thẩm định khách hàng.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên làm việc tại chi nhánh chủ yếu là những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình và tận tâm với công việc nhưng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Vì vậy, họ còn gặp nhiều khó khăn và sai sót trong công tác thẩm định các điều kiện bảo lãnh, đặc biệt là với các khoản bảo lãnh cho các dự án có quy mô lớn.
- Do chính sách ký quỹ của CN còn nhiều bất cập
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh lớn, có uy tín, vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp quen được Nhà nước ưu ái. Vì vậy, để giữ khách hàng CN thường phải áp dụng một chính sách ký quỹ nới lỏng cho họ. Các doanh nghiệp này khi yêu cầu bảo lãnh thường không phải ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ ở mức 5%. Mức ký quỹ quá ít và tỷ trọng của các khoản bảo lãnh này lại rất lớn mặc dù sẽ đem lại nhiều phí bảo lãnh hơn cho ngân hàng nhưng làm tăng rủi ro tiềm ẩn trong các khoản bảo lãnh và làm giảm chất lượng bảo lãnh của CN.
- CN chưa chú trọng đến việc thực hiện thống nhất và khoa học quy trình bảo lãnh:
Tuy đã phân rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong quy trình bảo lãnh nhưng công tác thẩm định vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Nhiều khi việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, quyết
định có bảo lãnh hay không chủ yếu dựa trên mối quan hệ truyền thống, lâu năm và lịch sử của khách hàng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Đống Đa
1. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới Đống Đa trong thời gian tới
1.1. Định hướng chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Đống Đa
Năm 2006 là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện gia nhập WTO của nước ta. Từ đây, đất nước ta đã có những thay đổi lớn cả về kinh tế, xã hội và văn hóa. Nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển và đi liền với nó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó ngân hàng tài chính là lĩnh vực sẽ gặp phải sự cạnh tranh lớn nhất. CN NHCT Đống Đa nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng chung này.
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới, định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam trong những năm tới là đổi mới cơ cấu, hiện đại hóa hệ thống và không ngừng tăng tiềm lực tài chính của ngân hàng. Theo đó, mục tiêu hoạt động cụ thể của CN NHCT Đống Đa trong năm tới là:
- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất, tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ.
- Tăng dư nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh, tập trung tăng dư nợ trung và dài hạn đồng thời hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của CN trong đó quan trọng nhất là nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tăng tổng nguồn vốn huy động, đặc biệt là các nguồn vốn chi phí thấp như tiền gửi thanh toán.
- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức của chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, giảm biên chế đồng thời tuyển chọn những nhân viên năng động, trẻ, có năng lực thay thế.
- Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, phát triển các dịch vụ mới, hiện đại đem lại nhiều tiện ích và sự thuận lợi cho khách hàng.
1.2. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Đống Đa
Nằm trong hệ thống mục tiêu hoạt động của CN trong thời gian tới, mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng bảo lãnh nói riêng đã được cụ thể hóa như sau:
- Tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý và an toàn, trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn. Khi đó, chính sách ký quỹ của CN cũng sẽ phù hợp hơn.
- Tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh vì mục tiêu không ngừng tăng trưởng doanh số bảo lãnh lành mạnh để đem lại thu nhập cao cho ngân hàng.
- Xây dựng được quy trình bảo lãnh khoa học vừa đáp ứng được yêu cầu về thời gian vừa đáp ứng được nguyên tắc “sàng lọc và hiệu quả” trong hoạt động của ngân hàng.
- Phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện dịch vụ bảo lãnh về chất cũng như về lượng, không những giỏi chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức tốt.
- Phối hợp hiệu quả dịch vụ bảo lãnh với các dịch vụ khác để đem lại độ thỏa dụng tối ưu cho khách hàng của CN.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Công thương Đống Đa
2.1. Xây dựng một chính sách marketing hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa khách hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an dạng hóa khách hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an toàn
Như đã nói ở trên, khách hàng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quan hệ truyền thống lâu năm, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản, muốn nâng cao chất lượng bảo lãnh CN cần phải đa dạng hóa khách hàng. Để làm được điều này, trước hết CN cần thực hiện các việc sau:
- Bên cạnh việc giao thêm công tác tiếp thị dịch vụ, tư vấn khách hàng cho các cán bộ tín dụng, CN cần thành lập bộ phận Marketing nghiên cứu chuyên nghiệp để xây dựng cho mình môt thương hiệu mạnh.
- Nghiên cứu thị trường, phân nhóm khách hàng và phân tích các đặc điểm của từng nhóm khách hàng. Từ đó, xác định được nhu cầu và động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh và xây dựng được một chính sách phí, mức ký quỹ, các dịch vụ kèm theo phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng.
- CN cần tìm ra thị trường mục tiêu cho dịch vụ bảo lãnh của mình, để tập trung chính sách Marketting cho đối tượng khách hàng này.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của CN trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh, xác định vị trí của mình trong ngành, xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp . Từ đó tìm ra những khoảng trống thị trường phù hợp với mình để cung cấp dịch vụ bảo lãnh hiệu quả.
2.2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo lãnh mà Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đề ra thương Việt Nam đã đề ra
Quy trình bảo lãnh do NHCT Việt Nam đề ra là chuẩn mực chung được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHCT. Để có được quy trình này các cán bộ cảu NHCT Việt Nam đã phải nghiên cứu và tìm ra những bước cần làm trong quá trình tiếp nhận yêu cầu bảo lãnh đến khi kết thúc bảo lãnh, những tiêu chuẩn đánh giá hợp lý nhất. Vì vậy, CN cần phải tuân thủ thực hiện quy trình một cách nghiêm túc, tạo điều kiện cho NHCT Việt Nam kiểm soát và theo dõi dễ dàng tình hình bảo lãnh của CN để kịp thời ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai sót có thể xảy ra. Khi thực hiện bảo lãnh theo một quy trình bảo lãnh chặt chẽ, khoa học CN mới có thể hạn chế được các kẽ hở trong công tác quản lý, tránh được hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền,tức là hạn chế được những rủI ro có thể gặp phảI trong quá trình bảo lãnh
2.3. Xây dựng một chính sách phí và mức ký quỹ hợp lý
Chính sách phí và mức ký quỹ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của CN. Hiện nay CN đang áp dụng một biểu phí chung cho tất cả các dịch vụ bảo lãnh đó là: mức phí tính 1%/năm cho phần số dư bảo lãnh có ký quỹ ; mức phí tính 2%/năm cho phần số dư bảo lãnh không ký quỹ. Biểu phí này đã phần nào cân đối được mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, biểu phí này chưa thực sự cân đối giữa lợi ích và chi của khách hàng được bảo lãnh. Trước đây trong quyết định
283/2000/QĐ–NHNN có quy định mức phí bảo lãnh không quá 2%/năm, nhưng quy định này đã được bỏ trong quy chế bảo lãnh mới đi kèm theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN, thay vào đấy là quy định cho phép các NHTM cung cấp một mức phí thỏa thuận, linh hoạt cho bên được bảo lãnh. Căn cứ vào quy định của NHNN và thực tế dịch vụ của mình, CN phải xây dựng chính sách phí sao cho khách hàng không cảm thấy quá đắt so với những gì mình nhận được, như vậy mới khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Sau đây là một số giải pháp được đề xuất nhằm giúp CN có một chính sách phí phù hợp:
- CN nên xây dựng một biểu phí chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo lãnh vì mỗi loại bảo lãnh tiềm ẩn mức độ rủi ro khác nhau. Như vậy, khi muốn tập trung phát triển, mở rộng loại nghiệp vụ bảo lãnh nào, CN có thể hạ mức phí bảo lãnh của nghiệp vụ bảo lãnh đó xuống mà không làm ảnh hưởng đến các nghiệp vụ bảo lãnh khác.
- Chi nhánh cũng cần phải căn cứ vào công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc xây dựng biểu phí. Với các khách hàng có rủi ro