Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 38 - 48)

2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

2.1.1.Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

thương Đống Đa

2.1. Thực trạng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.1.1. Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa thương Đống Đa

Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc NHCT VN, CN NHCT Đống Đa phải tuân thủ đầy đủ quy trình bảo lãnh đã được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống NHCT.

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo lãnh hay chấm dứt cam kết bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh - Thẩm định các điều kiện bảo lãnh

- Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh - Trình duyệt khoản bảo lãnh

- Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo.

- Phát hành cam kết bảo lãnh

- Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh

- Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

- Gia hạn bảo lãnh

- Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh/ hợp đồng bảo đảm.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt. Sau đó, cán bộ tín dụng phải thông báo việc phê duyệt hay không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc đối với bảo lãnh ngắn hạn và không quá 30 ngày làm việc với bảo lãnh trung, dài hạn. Việc thông báo phải bằng văn bản, nếu không phê duyệt trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối bảo lãnh.

*Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh

Khi khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh, cán bộ tín dụng hỏi một số thông tin để kiểm tra sơ bộ về khách hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng hướng

dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Nếu là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn việc thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Nếu là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh.

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ trong hồ sơ. Các giấy tờ trong hồ sơ thường bao gồm:

1 Hồ sơ khách hàng

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng. - Giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Mã số thuế.

- Hợp đồng thuê trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, kho bãi…(nếu có). - Biên bản họp sáng lập viên (hoặc cổ đông sáng lập) quyết định về việc vay vốn, ủy quyền giao dịch và tài sản thế chấp cầm cố để vay vốn ngân hàng (bản chính).

2 Hồ sơ khoản bảo lãnh

- Giấy đề nghị bảo lãnh phải là bản gốc có đầy đủ chữ ký thẩm quyền. - Hồ sơ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

Đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, khách hàng phải xuất trình:

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

+ Các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (đã được kiểm toán) và quý gần nhất.

+ Các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm sắp tới và cơ sở tính toán. Trong trường hợp khách hàng có lỗ lũy kế thì phải trình ngân hàng phương án khắc phục lỗ.

+ Bảng kê các loại công nợ (bao gồm dư nợ tiền vay, dư nợ trả thay, bảo lãnh, doanh số cho vay thu nợ, số tiền gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, quá hạn,…) tại các tổ chức tín dụng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn, chi tiết hàng tồn kho.

Đối với các dự án đầu tư trên 12 tháng khách hàng cần cung cấp thêm những tài liệu sau:

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư.

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền.

+ Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (tùy theo tính chất, đặc điểm của từng dự án cụ thể).

+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền.

Đối với bảo lãnh dự thầu thì không cần báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới.

- Các giấy tờ liên quan đến mục đích đề nghị bảo lãnh:

+ Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định.

+ Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: văn bản thỏa thuận về chất lượng sản phẩm, hợp đồng kinh tế.

+ Bảo lãnh vay vốn: hợp đồng tín dụng. Riêng đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải có văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài của ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu.

+ Bảo lãnh hoàn thanh toán: Hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ.

3 Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh - Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo.

Thẩm định các điều kiện bảo lãnh

Cán bộ tín dụng tiến hành các bước thẩm định về tính pháp lý và kinh tế của khách hàng; thẩm định phương án / dự án đề nghị bảo lãnh để đảm bảo rằng khách hàng và phương án đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, nguyên tắc theo quy định của NHCT VN. Quy trình thẩm định bảo lãnh bao gồm các nội dung sau:

1 Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh

Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các loại hồ sơ; kiểm tra tính hợp pháp của nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cán bộ tín dụng sẽ phân tích khả năng thực hiện hợp đồng.

2 Thu thập và xác minh thông tin

Cán bộ tín dụng thu thập, xác minh thông tin về khách hàng và phương án đề nghị được bảo lãnh qua các nguồn thông tin như:

- Hồ sơ vay vốn / bảo lãnh hiện tại và trước đây của khách hàng tại NHCT (nếu có)

- Tình hình quan hệ của khách hàng với NHCT từ trước đến nay. - Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng

- Đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu về bộ máy lãnh đạo, tình hình hoạt động thực tế của khách hàng

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo, nghiên cứu chuyên đề về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh.

- Thông tin từ các cơ quan quản lý, các bạn hàng, đối tác của khách hàng bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

- Tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại.

3 Phân tích, thẩm định khách hàng

Cán bộ tín dụng tìm hiểu cặn kẽ và toàn diện về khách hàng theo các nội dung sau:

- Phân tích tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tìm hiểu chung về khách hàng (lịch sử doanh nghiệp; loại hình kinh doanh; những thay đổi trong vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ hoặc thiết bị,…)

+ Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý (xem xét hiệu lực giấy phép của khách hàng; địa điểm hoạt động; tư cách pháp lý của khách hàng,…)

+ Mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp (quy mô hoạt động; cơ cấu tổ chức; số lượng, trình độ lao động; hiệu quả sản xuất; trình độ kỹ thuật;…)

+ Tìm hiểu, đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo (danh sách ban lãnh đạo; trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo; đạo đức trong quan hệ tín dụng của ban lãnh đạo; khả năng kinh nghiệm và cách thức quản lý của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành; khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo;…)

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị; kết quả sản xuất; phương pháp sản xuất hiện tại; công suất hoạt động; hiệu quả công việc; chất lượng sản phẩm; các chi phí. Trọng tâm của công tác đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh là phân tích hiệu quả sản xuất thông qua việc tính các chỉ tiêu về mức độ tập trung vốn và hiệu quả của vốn.

+ Tình hình bán hàng: cán bộ tín dụng sẽ phân tích những thay đổi về doanh thu và những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu; phương pháp và tổ chức bán hàng; các khách hàng; giá bán sản phẩm và phương pháp đặt giá; phương thức thanh toán;…

- Phân tích tài chính doanh nghiệp: cán bộ tín dụng sẽ thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng, xu hướng tài chính và tiềm lực của doanh nghiệp.

4 Phân tích ngành

Cán bộ tín dụng đánh giá xu thế phát triển của ngành mà phương án/dự án đề nghị bảo lãnh thực hiện và tạo cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án/dự án đó.

5 Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh

- Đối với bảo lãnh dự thầu, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để xác định khả năng chi trả trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định dự thầu.

- Đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư như các nghiệp vụ tín dụng khác.

- Đối với khách hàng xin mở L/C nhưng không ký quỹ đủ 100% hoặc những khách hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cán bộ tín dụng phải kết hợp với bộ phận thanh toán quốc tế để thẩm định thêm các vấn đề: tính thị trường của hàng hóa trong hợp đồng, những rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng đối phương hoặc bên nhập khẩu không thanh toán tiền từ bộ chứng từ xin được chiết khấu hoặc chứng từ mở L/C.

6 Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh = SôdýbaÒolaì nh× cphiì baÒolaì nh × 360

nh a igianbaÒol Thõ 

Trong đó mức phí bảo lãnh được ngân hàng tính như sau :

- Phần có ký quỹ ngân hàng sẽ tính mức phí 1%/năm trên số dư bảo lãnh có ký quỹ

- Phần không ký quỹ ngân hàng sẽ tính mức phí 2%/năm trên số dư bảo lãnh không ký quỹ.

Ví dụ: Công ty A đến chi nhánh NHCT Đống Đa đề nghị được bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho hợp đồng sản xuất thiết bị điện cho công ty B trong thời gian 60 ngày. Số tiền bảo lãnh là 500.000.000 đ, công ty ký quỹ 50% số tiền bảo lãnh là 250.000.000 đ. Sau khi thẩm định các điều kiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ tính phí bảo lãnh cho công ty A là:

Phí bảo lãnh = (1% x 250.000.000 + 2% x 250.000.000 ) x 360 60

= 1.250.000 đ

Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh

Trên cơ sở các ý kiến phân tích đánh giá thu được từ bước thẩm định điều kiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định. Trong đó, cán bộ tín dụng phải nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện (điều kiện

về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án, tài sản đảm bảo,…) và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh.

Việc tái thẩm định có thể được thực hiện khi khâu thẩm định của cán bộ tín dụng bị phát hiện có nhiều thiếu sót. Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định/ tái thẩm định (nếu có) cùng toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng duyệt.

Trình duyệt khoản bảo lãnh

1 Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở

Cán bộ tín dụng trình Tờ trình thẩm định / tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ bảo lãnh cho trưởng phòng tín dụng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định.

2 Trường hợp phải qua hội đồng tín dụng cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ họp và ký quyết định phê duyệt hay không phê duyệt tờ trình bảo lãnh. Nếu khoản bảo lãnh vượt quyền phán quyết của CN, CN sẽ phải chuyển hồ sơ khoản bảo lãnh lên trụ sở chính bao gồm tờ trình thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng cơ sở và toàn bộ hồ sơ của khách hàng xin bảo lãnh.

Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo

Khi khoản bảo lãnh đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo Hợp đồng bảo lãnh và Hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh và trình ban lãnh đạo kiểm tra và phê duyệt. Sau khi Hợp đồng đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ gửi hợp đồng cho khách hàng để lấy chữ ký.

Phát hành cam kết bảo lãnh

- Ngày phát hành bảo lãnh, số bảo lãnh

- Tên địa chỉ của CN, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh - Số tiền bảo lãnh, phạm vi, đối tượng, loại bảo lãnh

- Tính chất bảo lãnh (có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang) - Hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Địa điểm nhận yêu cầu thanh toán theo nghĩa vụ bảo lãnh - Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh

- Các yêu cầu mà bên nhận thanh toán phải đáp ứng khi yêu cầu thanh toán Tùy theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, điện Telex hoặc Swift.

Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh

Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng. Với từng loại nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng phải cung cấp các bằng chứng chứng minh mình đang thực hiện hợp đồng với bên thứ ba theo đúng cam kết. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi tài sản đảm bảo, định kỳ kiểm tra hiện trạng và giá trị thị trường để đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.

Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

Đối với trường hợp bảo lãnh có thời hạn dài hơn 1 năm thì định kỳ hàng năm cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích khách hàng. Tùy theo diễn biến của tình hình khách hàng và thị trường, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định trình TPTD, đề xuất một trong các phương án là tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng; duy trì quan hệ trên cơ sở một số điều kiện mới hay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 38 - 48)