Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 55 - 58)

2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

2.2.Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công

thương Đống Đa

Căn cứ vào lý thuyết đã được khái quát ở trên, chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa được phân tích qua hệ thống các chỉ tiêu:

- Về doanh số bảo lãnh:

Doanh số bảo lãnh phát sinh trong 3 năm qua có những diễn biến lên xuống không đều. Năm 2005, doanh số bảo lãnh tăng rất nhiều so với năm

2004, tăng 94, 602 tỷ, tương đương 51,7%. Nhưng sang năm 2006, doanh số bảo lãnh lại giảm đáng kể, giảm 42,949 tỷ tương đương 15,47% so với năm 2005. Như vậy doanh số bảo lãnh của chi nhánh không có tốc độ tăng trưởng đều, báo hiệu chất lượng bảo lãnh của CN đang có dấu hiệu suy giảm.

- Về giá trị ghi nợ bắt buộc:

Hiện nay chi nhánh chưa có khoản bảo lãnh nào phải thanh toán cho bên thứ ba thay khách hàng. Vì vậy CN chưa có khoản ghi nợ bắt buộc nào cho đến nay. Tỷ lệ ghi nợ bắt buộc trong tổng doanh số bảo lãnh của CN bằng 0 không có nghĩa chất lượng bảo lãnh của CN đã tốt, bởi vì tỷ lệ này chỉ thể hiện được chất lượng ở thời điểm hiện tại mà không hề cho chúng ta thấy những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của bảo lãnh trong tương lai.

- Về nợ bảo lãnh quá hạn:

Do CN chưa có khoản bảo lãnh nào phải thanh toán thay khách hàng nên CN không có nợ bảo lãnh quá hạn.

- Về các khoản bảo lãnh có vấn đề:

Năm 2004 2005 2006 2007

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Bảo lãnh nhóm 1 166,930 91,23 247,267 89,08 206,334 87,94 219,32 Bảo lãnh nhóm 2 16,047 8,77 30,312 10,92 28,296 12,06 23,79 Bảo lãnh nhóm 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 182,977 100,00 277,579 100,00 234,631 100,00 243,111 100,00 Từ số liệu bảng 2.13 cho ta thấy, trong 4 năm qua CN không có các khoản bảo lãnh có vấn đề tức là các khoản bảo lãnh được xếp vào nhóm 3,4,5; các khoản bảo lãnh nhóm 2 cũng chiếm tỷ lệ rất ít chỉ trên dưới 10%. Trong tổng doanh số bảo lãnh của CN chủ yếu là các khoản bảo lãnh nhóm

1, tuy nhiên tỷ lệ này lại đang giảm dần theo các năm. Điều này cũng là một vấn đề đáng chú ý, cho thấy đã có dấu hiệu của sự suy giảm trong chất lượng bảo lãnh của CN.

- Về cơ cấu bảo lãnh của CN:

Như đã phân tích ở phần trên, cơ cấu bảo lãnh của CN hiện nay vẫn còn chưa thực sự phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang là cơn lốc phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng tỷ lệ khách hàng này được bảo lãnh ở CN vẫn còn rất thấp. Ngoài ra, tỷ lệ khách hàng là các doang nghiệp nhà nước vẫn chiếm đa số, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn cũng là các doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa. Do đó, cơ cấu bảo lãnh của CN chủ yếu là các khoản bảo lãnh tín chấp và bảo lãnh ký quỹ 5% (hai loại này chiếm một tỷ lệ trên 80% trong tổng doanh số bảo lãnh). Như vậy, cho đến nay cơ cấu bảo lãnh của CN vẫn còn nhiều bất hợp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Về lợi nhuận thu được từ dịch vụ bảo lãnh:

Bảng 2.14: Tình hình thu phí bảo lãnh

Đơn vị: tỷ đồng

2004 2005 2006

Thu phí bảo lãnh 25,562 30,983 27,165 Tổng thu từ dịch vụ 248,541 286,825 223,772

Nguồn:Phòng tổng hợp, chi nhánh NHCT Đống Đa

Từ số liệu bảng 2.14, ta thấy phí bảo lãnh thu được trong 3 năm qua so với tổng thu từ dịch vụ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 10% trong tổng thu từ dịch vụ. Điều này cho thấy hoạt động bảo lãnh chưa thực sự trở thành hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu lớn cho CN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 55 - 58)