Quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển ppt (Trang 73 - 74)

600 1.000 5 Trái phiếu Kho bạc 150 544

3.1.1.Quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển

phát triển qua Quỹ hỗ trợ phát triển

3.1.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển

Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành và lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế đất nước ta đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trước khi phải thực hiện các cam kết quốc tế, chúng ta cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho các ngành, các doanh nghiệp, các mặt hàng sản xuất trong nước mà đất nước có lợi thế. Về lâu dài việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hoạt động sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu hiện nay sẽ không còn phù hợp do Việt Nam phải thực hiện cam kết theo các hiệp định song phương và đa phương.

Trong điều kiện hiện nay, việc kết hợp giữa tín dụng ĐTPT trung, dài hạn với tín dụng ngắn hạn HTXK, kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp với các hình thức hỗ trợ gián tiếp trong chính sách tín dụng HTPT của Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế đang đến gần. Do đó, cần phải giảm dần hình thức hỗ trợ trực tiếp và mở rộng các hình thức hỗ trợ gián tiếp như: Đẩy mạnh việc thực hiện hỗ trợ LSSĐT, bảo lãnh tín dụng đầu tư, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh bỏ vốn đầu tư, hoặc vay vốn các ngân hàng thương mại để phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Thu hẹp đối tượng vay vốn trực tiếp từ Quỹ HTPT, tăng cường hỗ trợ LSSĐT, không ưu đãi tràn lan, chỉ ưu đãi đối với những dự án, mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế

nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì không phát triển được, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và những dự án cấp thiết thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, các chương trình thuộc diện ưu đãi này cũng phải quy định cụ thể thời hạn được hưởng ưu đãi và thu hẹp mức lãi suất ưu đãi.

- Trong quá trình triển khai thực hiện cần bám sát văn kiện, Nghị quyết của Đảng, tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP ngày 12-1-2004 về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch NSNN năm 2004 và Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển ppt (Trang 73 - 74)