Các hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển ppt (Trang 58 - 63)

600 1.000 5 Trái phiếu Kho bạc 150 544

2.2.2.1.Các hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

+ Công tác thanh toán chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Công tác thanh toán của Quỹ HTPT chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thể hiện ở các bất cập sau:

- Vốn luân chuyển chậm: Việc chuyển vốn thực hiện duy nhất qua tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nên chưa đa dạng hóa hình thức thanh toán, khi người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống ngân hàng nơi Quỹ HTPT mở tài khoản tiền gửi thì việc chuyển tiền thường bị chậm do phụ thuộc vào thời gian xử lý chứng từ tại ngân hàng và đường luân chuyển vốn nội bộ ngân hàng. Nguồn vốn của Quỹ HTPT bị đọng trên đường đi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ.

- Nguồn vốn của Quỹ HTPT chưa được quản lý tập trung do hệ thống Quỹ HTPT chưa tổ chức thanh toán điện tử nội bộ.

- Thiệt hại cho chủ đầu tư: Do vốn chuyển chậm nên dẫn đến thiệt hại cho chủ đầu tư vì tiền thanh toán cho nhà thầu không kịp thời nên phải chịu phạt chậm thanh toán. Trong trường hợp nhập khẩu thiết bị, chủ đầu tư phải mua ngoại tệ còn bị thiệt hại do chênh lệch tỷ giá ngoại hối.

- Rủi ro tỷ giá: Khi thu hồi nợ vốn vay ODA thường có nhiều rủi ro về tỷ giá. Trường hợp vốn thu hồi được ngay trong ngày chủ đầu tư trả nợ vay thì việc áp dụng tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra tiền đồng Việt Nam để thu nợ được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên do vốn luân chuyển chậm, nên Chi nhánh Quỹ chỉ nhận được tiền trả nợ sau 2 - 3 ngày, khi mà tỷ giá có thể thay đổi. Nhiều trường hợp biến động lớn dẫn đến thiệt hại cho NSNN.

- Khó khăn trong việc kiểm soát vốn vay: Do các hạn chế trong thanh toán của Quỹ HTPT hiện nay, chủ đầu tư mới chỉ mở tài khoản tiền gửi để gửi vốn ủy thác cấp phát (vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản), chưa gửi các nguồn vốn khác, dẫn đến việc kiểm soát sử dụng vốn vay cũng như thu hồi nợ vay của Quỹ HTPT gặp nhiều khó khăn, không gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của Chủ đầu tư đã cam kết khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Tiến độ giải ngân các dự án chậm

Trong thời gian qua, Quỹ HTPT đã phấn đấu đảm bảo nhu cầu vốn theo kế hoạch cho các chương trình lớn của Chính phủ: Nâng cấp các nhà máy đóng tàu biển, đóng mới toa xe đường sắt, tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long,... cho đến nay, mặc dù nguồn vốn của Quỹ đã đáp ứng được nhu cầu giải ngân nhưng việc giải ngân các dự án vay vốn rất chậm, đặc biệt là các dự án nhóm A. Rất nhiều dự án nhóm A chậm tiến độ thực hiện dự án do phương án tài chính trong quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt không thực hiện được, như dự án Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Bột giấy Kon Tum, Nhà máy Xi măng Thăng Long, Nhà máy sản xuất Giấy và Bột giấy Thanh Hóa,... Một số nguyên nhân cố hữu khác như đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu rất khó khăn và chậm chạm cũng làm chậm tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án. Tiến độ giải ngân cho chương trình tôn nền vượt lũ 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có thể được đẩy mạnh hơn nếu như nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm tuyến dân cư được đảm bảo theo tiến độ. Thực tế ở các tỉnh này, tiến độ đầu tư nền nhà bằng nguồn vốn tín dụng

đầu tư của Quỹ HTPT được đảm bảo, nhưng phần đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, nước từ nguồn vốn NSNN còn chậm.

Số liệu cụ thể về công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước như sau: - Đối với hoạt động cho vay bằng nguồn vốn trong nước, tiến độ giải ngân trong các năm 2001, 2002 chậm, không đạt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: Năm 2001, kế hoạch cho vay ĐTPT bằng nguồn vốn trong nước 14.600 tỷ đồng, giải ngân 7.087 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch năm; năm 2002, kế hoạch cho vay ĐTPT bằng nguồn vốn trong nước: 12.480 tỷ đồng, giải ngân 9.376 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm; năm 2003, giải ngân 13.475 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2003 là 13.750 tỷ đồng).

- Đối với hoạt động cho vay vốn ODA cho vay lại: Số vốn giải ngân năm 2001 là 6.598 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2001: 9.800 tỷ đồng); năm 2002, số vốn giải ngân: 3.763 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2002: 9.000 tỷ đồng); năm 2003, số vốn giải ngân 3.282 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2003 là 7.000 tỷ đồng).

Tổng dư nợ vay tăng 7%, nhưng nợ quá hạn ngày càng gia tăng về số tuyệt đối là 1.290 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ vay vốn tín dụng trung, dài hạn bằng nguồn vốn trong nước (trong đó nợ quá hạn của 02 chương trình mía đường và đánh cá xa bờ chiếm 43% tổng số nợ quá hạn của toàn hệ thống).

+ Các hình thức hỗ trợ gián tiếp (hỗ trợ LSSĐT, bảo lãnh) chưa phát huy đúng vai trò trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.

Hình thức hỗ trợ LSSĐT mặc dù được coi là một trong những hình thức hỗ trợ tiên tiến của Nhà nước, sau khi dự án hoàn thành và đi vào sử dụng, nhưng qua thực tế cho thấy, hình thức này chưa thật sự phát huy hiệu quả và chưa được các chủ đầu tư quan tâm lựa chọn. Kết quả thực hiện hình thức này của Quỹ HTPT qua các năm mặc dù đạt những kết quả nhất định những vẫn còn nhỏ bé, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cụ thể như sau:

- Năm 2001, Quỹ HTPT ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 261 dự án, với số vốn cam kết 150 tỷ đồng, số thực cấp năm 2001: 1,6 tỷ đồng;

- Năm 2002, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 471 dự án, với số vốn cam kết 285 tỷ đồng, số thực cấp năm 2002: 31,8 tỷ đồng, bằng 26,5% kế hoạch.

- Năm 2003, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 350 dự án, với số vốn cam kết 215 tỷ đồng, số thực cấp: 117 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm;

- Quý I/2004, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 92 dự án, với số vốn cam kết 100 tỷ đồng, số thực cấp: 25 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch năm;

Việc mở rộng hỗ trợ LSSĐT không chỉ đơn giản là làm giảm áp lực về vốn đối với hệ thống Quỹ HTPT, mà điều quan trọng hơn là bằng một khoản "vốn mồi" của Nhà nước sẽ huy động được nhiều hơn nguồn vốn của xã hội để đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Hơn nữa, với hình thức này sẽ đảm bảo nâng cao được hiệu quả đầu tư, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và sẵn sàng tham gia hội nhập của chủ đầu tư.

Tương tự như hình thức hỗ trợ LSSĐT, hình thức bảo lãnh tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng chưa phát huy được hiệu quả: Tính đến thời điểm hiện nay, tức là sau gần 4 năm hoạt động, Quỹ HTPT mới bảo lãnh vay vốn đầu tư cho 5 dự án với tổng số tiền bảo lãnh 27,5 tỷ đồng.

Tính đến nay, Quỹ HTPT chưa thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu do các đơn vị có quan hệ không có nhu cầu thực hiện tại Quỹ HTPT.

+ Nợ gốc quá hạn và lãi treo ngày càng tăng.

Nợ gốc quá hạn của Quỹ HTPT ngày càng tăng:

- Nợ quá hạn vốn trong nước của Quỹ HTPT đến thời điểm 31-3-2004 ở mức 4% tổng dư nợ, ở mức 1.296 tỷ đồng (trên dư nợ vốn tín dụng ĐTPT trong nước 32.438 tỷ đồng). So với thời điểm 31-12-2003, nợ quá hạn vốn trong nước của Quỹ HTPT đã tăng 336 tỷ đồng. Nợ quá hạn vốn trong nước của Quỹ HTPT tập trung chủ yếu ở hai chương trình: Mía đường và đánh bắt hải sản xa bờ (riêng nợ gốc quá hạn của hai chương trình này là 450 tỷ đồng, chiếm 43% nợ quá hạn của toàn hệ thống Quỹ HTPT). Riêng chương trình đánh bắt hải sản xa bờ đã được Chính phủ quyết định cơ chế xử lý nợ vay theo Quyết định

89/2003/QĐ-TTg ngày 08-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã có văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành và Quỹ HTPT đang khẩn trương phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của Quỹ HTPT, việc xử lý nợ vay của các dự án theo chương trình này cần một quá trình dài và khả năng thu hồi nợ không cao. Chương trình mía đường đến nay chưa có cơ chế xử lý cụ thể.

- Nợ quá hạn vốn ODA cho vay lại của Quỹ HTPT đến thời điểm 31-3-2004 ở mức 0,3% tổng dư nợ, ở mức 93,2 tỷ đồng (trên dư nợ vốn ODA cho vay lại 30.782 tỷ đồng). So với thời điểm 31-12-2003, nợ quá hạn vốn ODA cho vay lại của Quỹ HTPT đã tăng 27,2 tỷ đồng.

- Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn HTXK của Quỹ HTPT đến thời điểm 31-3-2004 ở mức 0,47% tổng dư nợ, ở mức 100 tỷ đồng (trên dư nợ cho vay ngắn hạn HTXK 2100 tỷ đồng). So với thời điểm 31-12-2003, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn HTXK của Quỹ HTPT tăng 0.36%.

Tình hình lãi treo biến động theo chiều hướng xấu: Tính đến 31-3-2004, tổng số lãi đến hạn chưa trả là 970 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm 31-12-2003, trong đó lãi đến hạn chưa trả của hai chương trình mía đường và đánh bắt hải sản xa bờ là 420 tỷ đồng chiếm 51% tổng số lãi đến hạn trả chưa trả của toàn hệ thống Quỹ HTPT.

+ Chưa xây dựng được một nền vốn ổn định, vững chắc

Nguồn vốn huy động của Quỹ HTPT mặc dù có tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững. Tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng nhanh hơn vốn trung, dài hạn trong khi nhu cầu vốn của Quỹ HTPT chủ yếu là vốn trung, dài hạn. Từ đó đặt ra vấn đề tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo định hướng, các nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ, Tiết kiệm Bưu điện là các nguồn vốn chiến lược và phải chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTPT. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ chưa đạt kết quả như mong muốn. Những diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ có ảnh hưởng không tích cực đến việc huy động nguồn vốn này: Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại biến động liên tục, thị trường chứng khoán ảm đạm (chỉ số chứng khoản liên tục giảm, khối lượng và giá trị giao dịch thấp),...

Cơ chế huy động vốn của Quỹ HTPT chưa thông thoáng do các vấn đề lãi suất, thủ tục huy động vốn và đối tượng huy động vốn, đặc biệt là tính chủ động của Quỹ HTPT trong công tác huy động vốn.

Nhiều Chi nhánh Quỹ HTPT chưa thật sự vào cuộc huy động với Quỹ HTPT Trung ương; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không triển khai các biện pháp hữu hiệu để huy động vốn dẫn đến việc kết quả huy động vốn không thật đồng đều; chưa chú trọng đến kỳ hạn của nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển ppt (Trang 58 - 63)