Năm 2005/2004 lượng hàng hoá tồn kho có giảm trên 3%, nhưng so với tổng VLĐ của Công ty, lượng HTK vẫn chiếm tới 52,3%, hàng ứ đọng chưa tiêu thụ quá lớn làm vốn chậm luân chuyển. Cần có những biện pháp cần giải quyết:
- Phải tiến hành kiểm kê HTK, phân loại hàng thành 3 loại để qiải quyết. + Hàng còn tốt giữ nguyên giá 100% bán ra.
+ Hàng kém phẩm chất nhưng còn dùng được thì hạ giá bán để thu lại vốn. + Hàng bị hư hỏng không dùng được thì loại bỏ, xin cấp trên điều chỉnh VLĐ.
- Luôn luôn theo dõi hàng nhập, xuất, tồn bằng cách thực hiện báo cáo nhanh định kỳ. Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của thị trường về hàng hóa để điều chỉnh dự trữ hợp lý.
- Lập quỹ dự phòng giảm giá HTK, tạo nguồn tài chính (nguồn từ chi phí sản xuất) để bù đắp thâm hụt do phải giảm giá hàng hóa tồn kho đã bán ra để thu hồi vốn.
- Mở rộng thị trường bằng xúc tiến thương mại, tổ chức mạng lưới tiêu thụ tốt hơn. Khi mở rộng thị trường tiêu thụ, Công ty cần chú ý:
+ Mở rộng hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành phố bởi chính các đại lý bán hàng là cầu nối giữa Công ty và người tiêu dùng, qua đó Công ty có thông tin bổ ích về khách hàng (nhu cầu, thị hiếu…), biết được những ưu khuyết điểm về sản phẩm của Công ty, từ đó Công ty có những kế hoạch KD phù hợp. Để làm được điều này, Công ty cần có tỷ lệ hoa hồng thoả đáng và có chính sách khen thưởng cho những đại lý tiêu thụ được nhiều sản phẩm của Công ty.
+ Công ty cần tích cực tham gia các hội trợ triển lãm thương mại, có như vậy thì Công ty mới có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình với bạn hàng, tìm kiếm đối tác để mở rộng KD.
- Xây dựng những mối quan hệ, tạo được uy tín với khách hàng trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng.
- Công ty phải thường xuyên khai thác các nhu cầu mới phát sinh trên thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp.