Hiệu quả sử dụng VLĐ trong quản lý nợ, hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty vật tư vận tải Xi măng (Trang 25 - 28)

2.4.3.1. Hệ số nợ

Kết quả tính toán nêu trong bảng 3 (phụ lục 5): Cơ cấu nguồn vốn KD của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng cho ta thấy:

Trong năm 2005, tổng nguồn vốn của Công ty tăng 30.318.939.000 đồng với tốc độ tăng là 38,81%. Nguyên nhân do năm 2005, nhu cầu KD của Công ty mở rộng. Do đó Công ty đã phải đi vay vốn để tiến hành KD dẫn đến nợ phải trả năm 2005 tăng 30.199.720.000 đồng với tốc độ tăng 56,23%, trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu với tốc độ tăng 56,52%, còn nợ khác thì lại giảm xuống còn 96.760.000 đồng. Do vậy, tình hình huy động các nguồn vốn của Công ty chưa tốt. Ngoài ra nguồn vốn CSH của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 119.060.000 đồng với tỉ lệ tăng là 0,49% nhưng vẫn thấp so với nợ phải trả. Tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ tài chính của Công ty và hiệu quả KD.

- Hệ số nợ của Công ty năm 2004 là 0,69

Hệ số vốn CSH của Công ty năm 2004 là 0,31 - Hệ số nợ của Công ty năm 2005 là 0,77

Hệ số vốn CSH của Công ty năm 2005 là 0,23

Ta có thể thấy hệ số nợ của Công ty năm sau đã cao hơn năm trước, đồng nghĩa với việc hệ số vốn CSH của năm sau thấp hơn năm trước, điều này có nghĩa là mức độ độc lập về tài chính của Công ty đang ngày càng thu hẹp.

Trong tổng công nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, cụ thể năm 2004 chiếm 99,8% và năm 2005 đã tăng lên thành 99,99%. Điều này cho thấy rằng hầu hết tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Mặc dù chi phí thấp nhưng thời gian đáo hạn ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho Công ty khi trả lãi và vốn vay.

Từ các kết quả phân tích, để có vốn cho hoạt động KD diễn ra kiên tục và ổn định, phù hợp với sự phát triển , quy mô KD của mình, Công ty đã phải huy động nguồn lực bên ngoài là chủ yếu, điều này làm cho hoạt động KD của Công ty không ổn định. Có thể nói Công ty đã chuyển rủi ro KD của Công ty sang các chủ nợ, tuy nhiên, thực tế hoạt động của Công ty cho thấy tỷ lệ nợ vay ngắn hạn tương

đối cao, nhất là trong điều kiện SXKD hiện nay, Công ty sẽ phải chịu gánh nặng về tiền lãi vay. Mặt khác, với tỷ lệ nợ cao, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho SXKD trong tương lai. Do vậy, với một nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn thì việc phân bố và sử dụng nguồn vốn này thật hợp lý mới đem lại hiệu quả và tránh được rủi ro.

2.4.3.2. Kỳ thu tiền trung bình

Năm 2005, kỳ thu tiền trung bình của Công ty là 5 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2004, có nghĩa là lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng lên. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm đi rất nhiều, vì khi vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều sẽ không thể thoả mãn nhu cầu KD của Công ty, Công ty phải đi vay và phải chịu chi phí lãi cao, dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng. Vì vậy, Công ty cần phải có những biện pháp, những cách thức thu hồi nợ khẩn cấp thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.4.3.3. Vòng quay HTK

Ta có thể đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn HTK của Công ty qua chỉ tiêu số vòng quay HTK trong 2 năm 2004 và 2005 như sau:

Quan sát phụ lục 6, ta thấy số vòng quay HTK của Công ty tại thời điểm năm 2005 tăng không đáng kể so với cùng thời điểm năm 2004, vì vậy số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay HTK tại thời điểm năm 2005 giảm so với cùng thời điểm năm 2004 là 4 ngày. Con số này chưa chứng tỏ rõ rệt hiệu quả quản lý của Công ty đối với lượng vốn HTK, vì vậy, Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty vật tư vận tải Xi măng (Trang 25 - 28)