Định hướng phát triển của NHNo&PTNT trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai (Trang 51 - 54)

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH NĂM

3.4. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT trong giai đoạn tớ

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng…

- Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án WB trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập;

- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp AgriBank; từng bước đưa AgriBanktrở thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận được” đối với khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp.

- Lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động;

- Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ;

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng công nghệ thông tin đào tạo từ xa.

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

- Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa AgriBank trở thành một Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh, lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

KẾT LUẬN

Sự kiện Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mở ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức: Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, kèm theo đó là mối đe doạ từ các ngân hàng nước ngoài với lịch sử lâu đời và bề dày những thành công. Tuy được đánh giá là một Ngân hàng thương mại lớn, có địa bàn hoạt động rộng khắp nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính cứng nhắc, chậm chuyển mình và sự kém phong phú về các dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp.

Trong các năm vừa qua, từ khi thành lập, với những nỗ lực lớn lao của mình, Chi nhánh Hoàng Mai vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn, nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về hoạt động tín dụng doanh nghiệp: Chi nhánh Hoàng Mai đã thực sự chú trọng đến đối tượng còn đang rất tiềm năng này. Tuy nhiên, các thủ tục vay chưa thật nhanh chóng, nhân viên ngân hàng đôi khi không tránh được những nhầm lẫn, tuy không lớn nhưng gây rắc rối, phiền hà cho khách hàng.

Bản báo cáo này, hy vọng phần nào đã giới thiệu được những nét khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng; về các mặt hoạt động kinh doanh và nhất là quy trình nghiệp vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w