0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 33 -35 )

Tổng sử dụng vốn (Tài sản Có): 1.882,848 tỷ đồng, tăng 491,824 tỷ đồng so

với năm 2006 (tỷ lệ tăng 35,4%). Trong đó:

- Tiền mặt và tiền gưi tại Ngân hàng Nhà nước: 8,397 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% Tổng tài sản Có; tăng 2,371 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 39,3%).

- Cho vay trong nước (bao gồm cả dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đã quy đổi): 976 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,8% Tổng tài sản Có; tăng 314, 4 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 47,5%).

- Tài sản cố định và tài sản khác: 3,035 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% Tổng tài sản Có; tăng 0,162 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 5,6%).

- Tài sản Có khác (điều vốn về NHNo Việt Nam hưởng lãi suất điều vốn nội bộ): 892,086 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,4% Tổng tài sản Có; tăng 173,175 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 24,1%).

- Tiền lãi cộng dồn thu của khách hàng: 3,330 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% Tổng tài sản Có; tăng 1,716 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 106.3%).

Nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu được sử dụng để đầu tư tín dụng trong nước và điều vốn nội bộ (chiếm tới trên 99% tổng nguồn vốn). Năm 2007, Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng, tốc độ tăng dư nợ rất cao so với năm 2006 nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được để tăng lợi nhuân.

2.2.2.2. Phân tích kết quả một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu năm 2007a. Nghiệp vụ huy động vốn (Bảng 2.2) a. Nghiệp vụ huy động vốn (Bảng 2.2)

Tổng nguồn vốn huy động: 1.832 tỷ đồng; tính bình quân đầu người đạt 34

tỷ đồng/1 cán bộ, tăng 4 tỷ đồng/1 cán bộ so với năm 2006.

Tuỳ theo nội dung phân tích, nguồn vốn huy đồng được phân loại như sau: •Phân loại theo thời gian huy động:

- Tiền gửi dài hạn: 1.450 tỷ đồng, tăng 886 tỷ đồng so với năm 2006.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm đồng thời với việc tăng mạnh nguồn vốn huy động dài hạn, phản ánh tính ổn định, bền vững của nguồn vốn, giúp Chi nhánh tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vự đầu tư tín dụng.

•Phân loại theo tính chất nguồn huy động:

- Tiền gửi dân cư:326 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng so với năm 2006.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội: 1.502 tỷ đồng tăng 676 tỷ đồng so với năm 2006.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác: 4 tỷ đồng

Tiền gửi các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư có tăng so với năm 2006 nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng thấp, nguyên nhân là do mạng lưới chưa được mở rộng (số điểm giao dịch ít). Tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm mạnh và chỉ còn chiếm tỷ trọng không đáng kể, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi nhánh trong việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm nguồn vốn có lãi suất cao, kém tính ổn định.

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 33 -35 )

×