NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 54 - 58)

II. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG,

2.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

a. Nguồn vốn ODA

Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thu hút và sử dụng vốn ODA; đồng thời xây dựng danh mục các chương trình, dự án quan trọng đầu tư bằng nguồn vốn ODA theo ngành và lĩnh vực (kể cả các lĩnh vực xã hội).

Hai là, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo định hướng: phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo. ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nước sạch, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế...), đặc biệt chú trọng đầu tư cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người...

Ba là, tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tăng thêm năng lực các công trình giao thông vận tải (đường, cầu, cảng...) năng lượng điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, các dự án phát triển giáo dục và đào tạo, y tế và các chương trình xã hội, bảo vệ môi trường...

Bốn là, các bộ, cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA. Trong đó, cần thực hiện việc hài hòa về thủ tục với các nhà tài trợ theo nhóm hoặc song phương, từng bước giải quyết những vướng mắc về thủ tục chuẩn bị thực hiện dự án, trước hết là hài hòa kết cấu nội dung và hình thức các văn kiện dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi), các quy trình và thủ tục đấu thầu, báo cáo triển khải các dự án ODA. Ban hành và tổ chức thực hiện, chính sách giải tỏa mặt bằng gắn với tái định cư, tạo điều kiện thực hiện việc giải ngân ODA nhanh, đúng quy định của các chương trình, dự án ODA đã cam kết.

Năm là, trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch cần ưu tiên đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA để thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết với các nhà tài trợ. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi cơ chế quản lý sử dụng vốn ODA, nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách thuế, cho vay lại, định mức chi tiêu: tăng cường công tác đánh giá, thẩm định hiệu quả của các chương trình, dự án ODA.

Sáu là, các bộ, tỉnh và thành phố cần kiện toàn tổ chức quản lý và sử dụng ODA; nghiêm chỉnh thực hiện quy chế quản lý các dự án, quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án và nâng cao năng lực của cán bộ tham gia công tác quản lý ODA ở các cấp trong việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện. Trong đó, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo kết thúc dự án, thực hiện kiểm toán các dự án ODA theo hướng tập trung vào một đầu mối để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý ODA được phân cấp theo các quy định hiện hành. Có biện pháp ngăn chặn những biểu hiện gây lãng phí, tham nhũng trong quá trình thực hiện dự án, tạo lòng tin cho các đối tác và cho những người được thụ hưởng lợi ích của dự án.

b. Nguồn vốn FDI

Một là, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư cao hơn và có chất lượng hơn. Một môi trường đầu tư hấp dẫn khi chúng ta xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật rõ ràng, cụ thể. Các văn bản pháp luật phải minh bạch, có hệ thống, không trùng chéo, không tuỳ tiện thay đổi, nhất là đối với các luật thuế cũng như đối với các lĩnh vực không khuyến khích và cấm đầu tư; đơn giản hoá hệ thống thuế; xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ… Cải cách triệt để thủ tục hành chính trên cơ sở xây dựng và hình thành hệ thống thủ tục hành chính phù hợp, đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong đầu tư. Giảm thủ tục, phiền hà, sách nhiễu khi cấp phép đầu tư. Giảm các cấp quản lý đầu tư tiến tới 1 cửa, một con dấu trong đầu tư, giảm tính phân biệt giữa các thành phần kinh tế. Xác định hoạt động đầu tư là hoạt động kinh tế của doanh nghiệp; cơ quan nhà nước làm công tác quản lý thuần tuý, không can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan quản lý trước hết có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư. Khuyến khích các địa phương cạnh tranh thu hút FDI; xoá bỏ chế độ mua bán ngoại tệ bắt buộc, hoàn thiện các chế định trọng tài, tăng cường tham khảo ý kiến nhà đầu tư trong xây dựng pháp luật. Việt Nam cần phải tăng cường phân cấp và uỷ quyền quản lý đầu tư cho các cơ sở, địa phương, trong đó cho phép các địa phương được quyền cấp phép đầu tư cho các dự án có lượng vốn đầu tư lớn, có nhiều lợi ích và hiệu quả đối với quốc kế, dân sinh.

Hai là, thiết lập lại danh mục dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài rõ ràng, cụ thể, thiết thực, hiệu quả với nhiều ngành nghề đầu tư theo hướng có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 đã được ban hành, nhưng những dự án trọng điểm nhất vẫn chưa thu hút và hấp dẫn được các nhà đầu tư. Vì vậy, cần rà soát lại danh mục dự án này để điều chỉnh và bổ sung những dự án có quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng thực sự có lợi cho cả nhà đầu tư cũng như cho đất nước. Đồng thời, các bộ, ngành và các địa phương có liên quan cần hoàn chỉnh nghiên cứu tiền khả thi với các thông số kinh tế – kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện cho việc tuyên truyền vận động đầu tư trong giai đoạn sắp tới. Với danh mục dự án đầu tư cũng cần thể hiện tất cả các thông số hấp dẫn các nhà đầu tư, quy định phân vùng đầu tư theo các chỉ tiêu lượng vốn, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên, chế độ khuyến khích ưu đãi. Đồng thời, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số lĩnh vực hẫp dẫn có lợi nhuận cao mà Nhà nước vẫn độc quyền, tiến tới xoá bỏ độc quyền đầu tư trong một số lĩnh vực này. Danh mục này cũng cần được xây dựng trên cơ sở phát huy các lợi thế của Việt Nam, có tính tập trung cao, tránh sự đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, hướng đích. Việt Nam cần có các định hướng rõ ràng các ngành cần đầu tư như những lĩnh vực công, nông hay thương nghiệp nào cần thu hút đầu tư nước ngoài thì tập trung thực hiện ưu đãi. Căn cứ trên việc xếp hạng của các tổ chức quốc tế về năng lực cạnh tranh trong đầu tư của từng nước (hoặc tập đoàn kinh tế), cũng như sự đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta để sửa đổi, bổ sung những nhân tố có liên quan, sao cho hấp dẫn được cả những nhà đầu tư ở những nước khó tính nhất. Giảm thiểu các chi phí đang được xem là cao hơn các quốc gia cùng khu vực như điện, vận tải, cước phí viễn thông…nhằm tạo động lực thu hút mới đối với các nhà đầu tư.

Ba là, Thành lập câu lạc bộ FDI Việt Nam nhằm tổ chức các hoạt động như tư vấn, hướng dẫn hình thức và thủ tục đầu tư; xúc tiến thu hút FDI từ các nước; mở chiến dịch mới về vận động, xúc tiến đầu tư tại các quốc gia trọng điểm truyền thống như Nhật Bản, Singapore, EU, Đài Loan, Hàn Quốc… thiết lập các giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh của nước ta. Coi trọng và đánh giá đúng vị trí của các thị trường và đối tác truyền thống, chủ yếu là các nước châu á vốn có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá với Việt Nam. Đồng thời, cần mở rộng việc thu

pháp để ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực công nghệ cao, viễn thông, xây dựng các công trình ngầm, các công trình treo. Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư nước ngoài hoặc trực tiếp đầu tư về Việt Nam.

Bốn là, Thiết lập các chính sách, chủ trương cụ thể nhằm chủ động xử lý, đối phó và giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư, tăng lòng tin của các nhà đầu tư.

FDI đã được xác định là nguồn vốn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong hơn 17 năm qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, FDI đã có những đóng góp cơ bản quan trọng. Đến nay, nền kinh tế đã từng bước ổn định, Việt Nam đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phát triển tăng tốc, FDI lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Để có thể thu hút nhiều hơn lượng vốn này, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn và xác định đúng vai trò cũng như tầm quan trọng của FDI đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Có như vậy mới tạo thêm sức hút vốn FDI để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước./.

c. Nguồn vốn FII

Một là, cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Hai là, thực hiện minh bạch hoá, khai thông kênh thông tin đối với giới đầu tư. Khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Ba là, khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước. Đây chính là một trong các biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bốn là, tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, bãi bỏ giới hạn này đối với các ngành nghề không trọng yếu và nâng giới hạn nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu ngân hàng lên 49%, cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam."

Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK), tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở cả công ty niêm yết lẫn công ty chưa niêm yết. Đặc biệt là việc ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này, đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài

d. Nguồn kiều hối

Một là, chính sách quản lý kiều hối của Nhà nước phải thay đổi một cách rõ ràng theo hướng tự do hoá với một loạt cơ chế mới về quản lý ngoại hối thông thoáng, linh hoạt được ban hành. Đặc biệt là Nhà nước cho phép người hưởng thụ kiều hối được nhận ngoại tệ tiền mặt, hoặc ký gửi ngoại tệ vào tài khoản tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, được rút ra cả tiền gốc và tiền lãi bằng ngoại tệ; được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để chi tiêu khi được phép xuất cảnh, hoặc bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy tiền Việt Nam theo tỷ giá do ngân hàng công bố sát giá thị trường.

Hai là, chính phủ chủ trương bãi bỏ nhiều qui định về thuế cũng như ngoại tệ đối với người nhận và người gửi. Theo đó, người nhận không phải chịu thuế thu nhập cá nhân hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây

Ba là, chúng ta cần thành lập một quỹ đầu tư an toàn để những người VN sống ở nước ngoài gửi tiền về tập trung.

Bốn là, chính sách về đất đai, nhà cửa, visa... đối với Việt kiều phải tiếp tục cởi mở, tạo dòng chảy thuận lợi cho kênh kiều hối tăng lên và chuyển một phần lượng ngoại tệ gần 4 tỉ USD của kiều bào gửi về mỗi năm thành vốn đầu tư hiệu quả.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 54 - 58)