TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM I CÁC GIẢI PHÁP CHUNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

II. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG,

TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM I CÁC GIẢI PHÁP CHUNG

I. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG

Để tạo đà bứt phá cho nền kinh tế Việt Nam, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh bền vững của nền kinh tế theo hướng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường khoa học, công nghệ; thị trường lao động, bất động sản… Đẩy mạnh phát triển các ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ

tướng yêu cầu ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của quí I/2008, triển khai ngay kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kiểm soát giá cả tiêu dùng…

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn; tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các vùng hạn hán, úng lụt kéo dài. Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư quan trọng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; thực hiện kiên quyết các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính Trung ương và địa phương theo hướng thống nhất, thông suốt, hiện đại.

1.Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế

Trong dài hạn năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng là một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối vớivốn đầu tư cả trong nước và nước và nước ngoài theo một nguyên tắc: Vốn đầu tư được sử dụng ngày càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn.

Thực tiễn ở Việt Nam trong hững năm qua đã chứng minh điều này.Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, bên cạnh thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tích tăng trưởng cao lien tục. Bình quân những năm trong giai đoạn 1991-1997 là trên 8%, có những giai đoạn tăng cá biệt 2 năm lien tục tăng trên 9% mỗi năm,năm 2007 bình quân GDP là 8,5% . Đặt ra mục tiêu năm 2008 là 9%.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 20%/năm. điều đó làm cho khả năng huy động,khai thác

và sử dụng nguồn vốn đầu tư được mở rộng hơn .Cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài đều có sự chuyển biến về quy mô và tốc dộ tăng trưởng.

Cần có những giải pháp để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng cho nền kinh tế: Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm trong cả sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội . Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xá định yếu tố hiệu quả là yếu tố về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài. Hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nhà nước phải đặc biệt đượ chú trọng . Các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn hiệu qủa, phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo thời gian xây dựng, giá cả và chất lượng công trình. Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính hiệu quả của khu vực kinh tế này.

Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được them gánh nặng nợ nần không trả được. Sử dung ODA có hiệu quả tren cơ sơ kiểm tra quản lý chặt chẽ chống lãng phi, tiêu cực.

Tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư; đầu tư trong nướcc và đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước và đầu tư của khu vực tư nhân.Xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ tư tưởng bao cấp về vốn đầu tư, khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư. Lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho hoạt động đầu tư.

2- Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết cho mị ý định đầu tư và hành vi đầu tưnhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước.

trình tăng trưởng, chủ động tái lập được trạng thái cân bằng mới tạo ra cơ sở ổn điinh lâu dài và vững chắc. Vì thế nó liên quan đến hoạt động điều tiết vĩ mô của chính phủ:

• Ổn định giá trị tiền tệ: ổn định ở đây bao gồm kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng lạm phát nếu có xảy ra đối với nền kinh tế. Để đạt yêu cầu ổn định giá trị tiền tệ, cần phải tạo ra sự đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường bao gồm cả lĩnh vực sản xuất vật chất, hệ thống tài chính và cơ chế phân phối, lưu thông tương ứng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng. Ngân sách Nhà nước mà bị thâm hụt sẽ đi kèm với lạm phát cao và mất ổn định. Vì vậy kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách là mục tiêu tài chính trung tâm hướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô. Thuế và chi Ngân sách là công cụ quan trọng trong ổn định giá trị tiền tệ. Mặt khác, thuế và công cụ tài chính là một trong những chính sách quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư và tái đầu tư từ lợi nhuận.

• Lãi suất và tỷ giá hối đoái: Lãi suất và tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô mà còn có tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định.

Đối với lãi suất, khi lãi suất càng cao thì về mặt lý thuyết xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư ngày càng cao. Bên cạnh đó, nếu mức lãi xuất trên thị trường nội địa mà cao tương đối so với mức lãi xuất quốc tế thì sẽ là hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện toàn cầu hoá và mở cửa của nền kinh tế thế giới, mức lãi xuất tương đối cao tại thị trường trong nước còn là công cụ để Chính phủ bảo vệ được nguồn vốn của nước mình ngăn chặn được nạn đào thoát vốn ra nước ngoài. Tuy nhiên mặt trái của lãi xuất là: nếu lãi xuất tăng cao cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn và sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư. Vì vậy khi sủ dụng công cụ lãi xuất phải hết sức thận trọng để xác định mức lãi xuất phù hợp, có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn.

Với tỷ giá hối đoái, giá trị của đồng nội tệ càng giảm thì khả năng thu lợi từ động nội tệ càng lớn. Điều này khuyến khích các nhà đầu tư vào hang xuất khẩu và khi đó sức hấp dẫn vốn nước ngoài cũng sẽ càng lớn. Một nước có khả năng xuất khẩu cao, khả năng

trả nợ sẽ đảm bảo hơn. Tuy nhiên khi xem xét tỷ giá hối đoái trong chiến lược huy động vốn của một nền kinh tế mở, giá trị đồng tiền trên thế giới không chỉ ảnh hưởng tới khả năng vay và trả nợ thong qua việc làm tích cực hoá cán cân thương mại mà ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng nợ phải trả. Việc vay nợ tính thêo một đồng ngoại tẹ đang có xu hướng mạnh lên đồng nghĩa với việc phải trả một khối lượng nợ thực tế lớn hơn giá ttrị danh nghĩa trên hợp đồng. Vì vậy một tỷ giá phù hợp với tình hhình phát triển đất nước sẽ có vai trò tô lớn với việc thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Trong dài hạn,thực hiện tốt chức năng hoạch định phát triển kinh tế-xã hội của nhf nước trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vưc thu hút các nguồn đầu tư. Nâng cao chất lượng huy động tổng thể có chính sách huy động đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư gắn với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, đơn giản hoá thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng. Nhanh chóng cải thiện và đồng nhấtmôi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế. Coi trọng các hoạt động kế toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành mạnh, chống tham nhũng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, minh bạch nhất quán và phù hợp với thong lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 46 - 50)