Tổng số Trong đó: Vốn pháp định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 31 - 38)

Tổng số Trong đó: Vốn pháp định Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp Tổng số 8266 78248,2 34945,4 29613,7 5331,7

Nông nghiệp và lâm nghiệp 504 3349,2 1479,6 1290,3 189,3

Thủy sản 154 504,8 241,9 181,0 60,9

Công nghiệp khai thác mỏ 103 3480,5 2654,6 2387,3 267,3 Công nghiệp chế biến 5338 41462,8 17173,0 15246,1 1926,9 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và

nước 23 1928,1 604,9 587,2 17,7

Xây dựng 181 5814,7 1823,0 1332,3 490,7

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động

Khách sạn và nhà hàng 253 5652,5 2441,9 1816,5 625,4 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 242 4715,8 3659,5 2845,7 813,8

Tài chính, tín dụng 61 830,4 770,6 722,1 48,5

Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1014 8077,0 2980,6 2323,5 657,1

Giáo dục và đào tạo 88 135,2 67,2 55,1 12,1

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 42 478,9 160,0 152,3 7,7 HĐ văn hóa và thể thao 103 1273,2 649,2 485,2 164,0 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 63 33,2 21,8 17,7 4,1

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

Nguồn : Tổng cục thống kê .

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xúât khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1997, xuất khẩu đạt 1,79 tỷ Usd, năm 1998 tăng 10% so với năm trước, năm 1999 tăng 30% và năm 2000 ước tăng khoảng 28%. Ước tính giai đoạn 1996- 2000 kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt trên 10,5 tỷ Usd. Trong số 10 mặt

hàng xuất khẩu chủ lực của việt Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể, chẳng hạn như giày dép chiếm 42%, dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện, máy vi tính chiếm 84%. Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ôtô, máy biến thế 250-1.000 Kva, máy giặt, tủ lạnh,

điều hoà, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa, sợi Pe và Pes; chiếm 50% sản lượng vải; 45% sản phẩm may và 35% về giày dép.

Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ…

Cơ cấu vốn FDI ngày càng thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước. Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%) và khách sạn du lịch, căn hộ cho thuê (20,6%). Nhưng những năm gần đây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế (nhất là lĩnh vực công nghiệp) ngày càng gia tăng hiện chiếm 2/3 tổng nguồn vốn đầu tư chung. Trong đó, trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cấp các cơ sở kinh tế hiện có. Tỷ trọng lượng vốn đăng ký mới đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đạt kỷ lục cao nhất, phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện.

Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 khi khu vực tư nhân trong nước còn non yếu thì sự hiện diện của hoạt động FDI giống như một khu vực tư nhân nhập ngoại mà đi kèm với nó là nguồn vốn lớn và khoa học công nghệ hiện đại. Trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành địa điểm thu hút FDI đầy hấp dẫn, đó là: tiềm năng của nền kinh tế thị trường với hơn 70 triệu dân, tài nguyên đa dạng, giá nhân công thấp, vị trí địa lý thuận lợi…Với điều kiện đó, Việt Nam như một cái “rốn nhỏ” thu các nhà đầu tư quốc tế. Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 1996.

Vốn FDI trong năm 1997 (5548 triệu USD, giảm gần 50% so với năm 1996, thời điểm cực thịnh về thu hút FDI trong suốt giai đoạn từ 1987 cho tới nay). Sự suy thoái FDI tiếp tục kéo dài và xuống đến mức thấp điểm là 1558 triệu USD trong năm 2002 (xấp xỉ thời điểm 11 năm về trước, năm 1991). Nguyên nhân cho sự giảm sút đó là sự khủng hoảng tài chính Châu Á và thời kì suy thoái kinh tế của khu vực 1997-1998. Bên cạnh đó là các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng giảm bớt việc phân bổ tài sản ở các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua một nguyên nhân đó là sự cản trở từ bên trong do thiếu đồng bộ về pháp luật, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính rườm rà...

Từ năm 2004 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mới được phục hồi từng bước. Năm 2004, số vốn đăng kí vào Việt Nam là 4,5 tỷ USD và theo hướng tăng dần. Năm 2005, tổng vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD. Riêng năm 2006 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, lượng vốn đầu tư đã vượt xa mức dự báo (6,5 tỷ USD) của cả năm và mức vốn đăng kí đạt 12 tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2004.

Năm 2007 Với hàng loạt dự án lớn từ vài trăm triệu đô la Mỹ đến hàng tỉ đô la Mỹ liên tiếp được cấp phép trong tháng cuối cùng của năm, ước tính kết quả thu hút nguồn vốn

từ 6-7 tỉ đô la Mỹ. 7 tháng đầu năm 2007, số dự án quy mô tương đối lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 8,8 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân của cùng kỳ năm trước (7,01 triệu USD/dự án). FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Trên 8.590 dự án của 81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước.

Tuy nhiên, đằng sau con số kỷ lục này là những nỗi lo về khả năng hấp thụ vốn. Trong số 20,3 tỉ đô la này, mới chỉ khoảng 4,6 tỉ đô la (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện, chỉ vượt chút ít so với kế hoạch đề ra là 4,5 tỉ đô-la.trong 11 tháng đầu năm 2007 quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt trên 10 triệu USD (cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước-8,5 triệu USD). Nhiều địa phương đã thu hút được các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể: Phú Yên có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô, công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD của Công ty Technostar Management (B.V.Islands) và Công ty Telloil (Nga); Bà Rịa Vũng Tàu dự án nhà máy sản xuất thép của Ấn Độ trên 527 triệu USD, Cảng quốc tế của Singapore 266,9 triệu USD, Cảng SP-SPA Cái Mép của Singapore 165 triệu USD.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trương trong năm 2008 sẽ chú trọng thu hút những dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch và có lợi nhất cho việc phát triển kinh tế, không chỉ vì mục tiêu tăng lượng vốn cam kết như trước đây với mục tiêu thu hút 15 tỷ USD vốn FDI, giảm hơn 26% so với mức kỷ lục 20,3 tỷ USD của năm ngoái. Những lĩnh vực được tập trung thu hút đầu tư vẫn là công nghệ cao, công nghệ nguồn, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực, phát triển y tế, xây dựng khách sạn và khu đô thị cao cấp - những dự án giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước.

b.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Nguồn vốn ODA được Chính Phủ Việt Nam khẳng định là “có một tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình phát triển kinh tế của nước ta”.

Cam kết và thực hiện ODA thời kì 1993-2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Cam kết ODA (triệu USD) Thực hiện ODA (triệu USD)

Tổng số 28.780 14.116 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 *2.200 1.242 1999 **2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.500 1.528 2003 2.830 1.421 2004 3.440 1.650

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

(**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế

Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2004, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 22,199 tỷ USD, đạt khoảng 77,13% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2004, trong đó, ODA vốn vay khoảng 18,05 tỷ USD (81.3%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 4,14 tỷ USD (18.6%). Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hằng năm. Từ năm 1993 tới hết năm 2004 vốn ODA giải ngân khoảng 14,116 tỷ USD, tương đương với khoảng 49% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết. Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18.57%); ngành giao thông (22,42%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (14,37 %); ngành cấp thoát nước (9,98%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (10,73%). Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận..; nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả.

Hết năm 2005, Việt Nam đã kí các hiệp định vay ODA với tổng giá trị 22,199 tỉ USD, chiếm hơn 77% số đã cam kết đến hết năm 2004, trong đó vốn vay ODA khoảng 18 tỉ (81,3%) và viện trợ ODA không hoàn lại cỡ 4 tỉ USD (18,6%), tổng số đã giải ngân đạt khoảng 16 tỉ.

Giải ngân ODA đạt 1,8 tỉ USD năm 2006, 2 tỉ USD năm 2007 và dự kiến 2,2 tỉ USD năm 2008. Cam kết ODA cho VN đã đạt 3,75 tỉ USD năm 2006 và ở mức kỷ lục 4,45 tỉ USD năm 2007, đạt khoảng 40% dự báo cam kết ODA cho giai đoạn 2006-2010. Trong

đó, các nhà tài trợ song phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,164 tỷ USD, đa phương 2,101 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 180 triệu USD. Đứng đầu danh sách các nhà tài trợ là ADB với 1,14 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với 948,2 triệu USD. Năm ngoái Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với 835 triệu USD. Trong năm 2007, Nhật Bản đứng thứ ba cùng Ngân hàng Thế giới (WB) với 890 triệu USD. Theo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn ODA sẽ được tập trung ưu tiên cho các công trình hạ tầng kinh tế có quy mô lớn ở Hà Nội, TP HCM, các tuyến giao thông liên vùng (tuyến Bắc Nam), hai hành lang một vành đai kinh tế, trục giao thông Đông - Tây, giao thông Đồng Bằng sông Cửu Long... Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, lành mạnh hoá các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã huy động một khối lượng đáng kể nguồn vốn ODA để phát triển nguồn và lưới điện, một trong những ngành công nghiệp quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong giai đoạn 2006-2010 ngành điện dự kiến cần 15-16 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó một phần không nhỏ được huy động từ nguồn vốn ODA. Từ năm 1995 tới nay, EVN đã được Chính phủ giao tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án với tổng vốn ODA khoảng 4,960 tỷ USD, trong đó các khoản tín dụng của Nhật Bản (JBIC) và WB (WB) chiếm tỷ trọng lớn (JBIC: 2,8 tỉ USD, WB: 1,1 tỉ USD).

Năm 2008, mức cam kết tài trợ vốn ODA đạt hơn 5,4 tỷ USD. So với năm ngoái, tổng mức cam kết năm 2008 cao hơn khoảng 1 tỷ USD. Trong đó, các nhà tài trợ song phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,626 tỷ USD, đa phương 2,550 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 250 triệu USD.ADB tiếp tục là nhà tài trợ dẫn đầu với mức cam kết ODA lên tới 1,350 tỷ USD, so với con số 1,14 tỷ USD mà đối tác này tài trợ năm 2007. Năm nay, Nhật Bản vượt EU, trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai của Việt Nam với 1,111 tỷ USD, trong khi năm ngoái chỉ là 890 triệu USD.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 31 - 38)