Thực nghiệm tạo mẫu

Một phần của tài liệu Xử lý tự động phiếu điều tra (Trang 49 - 54)

4.1.2.1. Tạo đường thẳng dày

Đây là đường thẳng đậm, dài, nằm ngang, được đặt ở đầu phiếu trả lời. Đường thẳng dày có vai trò quan trọng xây dựng mẫu: Định dạng của phiếu trả lời sẽ được xác định thông qua việc xác định đường thẳng dày.

Khi tạo đường thẳng dày, chúng ta cần chú ý đến hai yếu tố: + Độ dài của đường thẳng

+ Độ dày của đường thẳng

Về yếu tố độ dài, đường thẳng dày càng dài càng thuận lợi cho việc nhận dạng. Tuy vậy, nếu đường thẳng này dài quá hay ngắn quá sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của phiếu trả lời. Do vậy, chúng tôi đã thử và chọn chiều dài của đường thẳng dày là 15 cm.

Về yếu tố độ dày: từ thuật toán nhận định dạng phiếu trả lời đã được trình bày ở chương 2, chúng ta biết rằng độ dày của đường thẳng dày có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng đường thẳng dày. Bởi vì nếu độ dày này nhỏ thì sau khi qua một số bước như in ấn, phôtô, quét ảnh, đường thẳng này có thể bị mờ, ảnh hưởng lớn đến kết quả nhận dạng. Nhưng nếu đường thẳng này quá đậm thì cũng sẽ làm xấu phiếu trả lời. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và có kết quả như sau:

Độ dày (pt) 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Độ chính xác (%) 45 53 75 82 91 99

Với kết quả thực nghiệm như trên, chúng tôi chọn độ dày phù hợp của đường thẳng dày là 4.5 pt.

4.1.2.2. Tạo khung, các chữ cái và chữ số trong khung

- Tạo khung:

Việc tạo khung cần chú ý đến độ dày các cạnh của khung. Độ dày này ảnh hưởng đến độ chính xác khi nhận dạng khung.

Quá trình thực nghiệm chạy thử cho thấy, nếu để độ dày các cạnh của khung ở mức nhỏ sẽ dẫn đến sau này khi phiếu được quét lên dưới dạng ảnh thì các cạnh này rất dễ bị mờ mất nét do một số nguyên nhân như: in ấn, phôtô, chất lượng scan…Chất lượng nhận dạng khung theo đó cũng giảm đi. Do đó độ dày này cũng phải đạt được chọn sao cho đảm bảo chất lượng nhận dạng.

Độ dày (pt) 0.75 1.0 1.25 1.5

Độ chính xác (%) 60 69 87 99

Từ bảng thực nghiệm trên, ta có thể chọn độ dày các cạnh của khung là 1 pt. Để thuận tiện hơn cho việc thưc nghiệm, chúng ta sẽ thiết kế mẫu phiếu trả lời cho 45 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời. Như vậy thì số khung tối đa có thể trong phiếu trả lời là 3 khung.

- Lựa chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các chữ.

Việc lựa chọn cỡ chữ ở trong các khung trả lời phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

+ Dễ dàng sừ dụng cho đáp án viên.

+ Nét chữ phải đủ đậm, và đều để không bị mất nét nhiều do các tác động bên ngoài (chất lượng phôtô…).

Trong trường hợp mẫu phiếu trả lời loại l, mỗi chữ cái được bao trong một vòng tròn nhỏ nên cỡ chữ phải nhỏ. Do đó ở đây chúng tôi chọn chữ là chữ ở định dạng font Time New Roman, cỡ 8, chữ hoa.

Trong trường hợp mẫu phiếu trả lời loại 2, do các chữ cái đứng độc lập và do yêu cầu của thuật toán nhận dạng ô được tích mà các chữ cái này phải đủ đậm, đều nét. Sau khi lựa chọn nhiều font chữ khác nhau và chạy thủ nghiệm, chúng tôi chọn chữ ở định dạng font VnBlackH, cỡ 8.

Đặc biệt đối với mẫu phiếu trả lời loại 2, do yêu cầu kỹ thuật của thuật toán nhận dạng từng dòng trong khung dựa vào vị trí của số thứ tự đầu dòng, nên các số

thứ tự của từng câu trả lời cũng phải đậm, các số thứ tự từ 1 đến 9 phải được sửa thành 01 đến 09. Điều này không đòi hỏi đối với mẫu phiếu điều tra loại 1.

- Khoảng cách giữa các dòng và các ô:

Các khoảng cách này cũng phải được thiết kế phù hợp, hài hoà, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, vừa đảm bảo cho chất lượng nhận dạng. Sau nhiều lựa chọn, chúng tôi lựa chọn khoảng cách giữa các dòng là 1 cm, khoảng cách giữa các ô kề nhau cũng là 1 cm.

Như vậy từ những lựa chọn trên, chúng ta có hai loại mẫu phiếu trả lời được thiết kế như sau:

Hình 5.2. Mẫu phiếu điều tra loại 2

Một phần của tài liệu Xử lý tự động phiếu điều tra (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w