Phân loại câu hỏi điều tra

Một phần của tài liệu Xử lý tự động phiếu điều tra (Trang 34 - 36)

Dựa vào mục đích của cuộc điều tra, ta có thể phân loại câu hỏi điều tra thành hai loại chính như sau:

• Câu hỏi điều tra mang tính thống kê: là loại câu hỏi được đưa ra nhằm mục đích thống kê số lượng, tỉ lệ của một loại đối tượng trong lĩnh vực cần nghiên cứu.

• Câu hỏi điều tra mang tính phân loại: là loại câu hỏi nhằm mục đích phân loại các đối tượng cần nghiên cứu để thống kê trên từng đối tượng này.

Ta sẽ xem xét một số ví dụ để hiểu rõ hơn về hai loại câu hỏi này: Ví dụ 1:

Một trong những mục tiêu của một cuộc điều tra dân số là tính tỉ lệ giữa già và trẻ. Ta có thể quy định người già có tuổi trên 50, còn trẻ dưới 50 tuổi. Khi đó ta có thể đưa ra một câu hỏi điều tra:

- Tuổi của bạn trong khoảng nào dưới đây ? A. < 50 B. ≥ 50

Đây là một câu hỏi điều tra mang tính thống kê, vì kết quả của nó nhằm thống kê tỉ lệ giữa già và trẻ. Tuy nhiên kết quả của câu hỏi này chỉ nói chung cho toàn bộ dân số, không phân biệt giới tính, nếu muốn thống kê tỉ lệ già trẻ nhưng chỉ đối với nam hoặc nữ thì ta phải làm thế nào? Khi đó, chúng ta cần một câu hỏi điều tra nữa để xác định giới tính:

- Bạn cho biết giới tính của mình?

Đây chính là câu hỏi điều tra thuộc dạng phân loại, kết quả của nó cho phép ta thống kê trên từng loại đối tượng, cụ thể ở đây, đối tượng là nam hoặc nữ. Thông thường, các câu hỏi điều tra mang tính phân loại thì cũng có tính chất thống kê. Ví dụ với câu hỏi trên, ta có thể thống kê được tỉ lệ giữa nam và nữ.

Ví dụ 2:

Trong một cuộc điều tra sinh viên về hiểu biết tin học. Có 4 câu hỏi được đưa ra như sau:

Bạn có máy vi tính riêng không?

A. Có B. Không

Bạn có hiểu biết về máy tính không?

A. Có B. Không

Bạn cho biết giới tính?

A. Nam B. Nữ

Bạn là sinh viên năm thứ mấy?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 trở lên

Ở đây, tổ chức điều tra muốn phân loại sinh viên theo giới tính và theo khóa. Khi đó sẽ có các báo cáo thống kê sau:

- Thống kê số sinh viên nam học năm thứ nhất có máy tính - Thống kê số sinh viên nam học năm thứ hai có máy tính …

- Thống kê số sinh viên nữ học năm thứ nhất có máy tính - Thống kê số sinh viên nữ học năm thứ hai có máy tính ……

- Thống kê số sinh viên nam học năm thứ hai biết máy tính …

- Thống kê số sinh viên nữ học năm thứ nhất biết máy tính - Thống kê số sinh viên nữ học năm thứ hai biết máy tính Tức là sẽ có 16 báo cáo được sinh ra.

Nói một cách tổng quát, nếu có m câu hỏi phân loại và n câu hỏi thống kê, câu hỏi phân loại thứ i có pi tùy chọn thì số báo cáo thống kê sẽ là: ( m p ).n

1 i

i

=

Một phần của tài liệu Xử lý tự động phiếu điều tra (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w