III.2 HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển bền vững (Trang 47 - 51)

. Mơi trường nước

III.2 HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

Mặc dù hiện nay Đồng Nai cĩ độ che phủ rừng lớn hơn độ che phủ rừng của VĐNB (35,5%) và cả nước (33,2%), nhưng về diện tích và trữ lượng rừng trên đầu người được xếp vào loại thấp, do nếu trừ đi các loại cây (cây cơng nghiệp, cây ăn trái và cây lâu năm) thì độ che phủ chỉ cịn 26,2%.

Sự suy giảm tài nguyên rừng trong một thời gian dài trước năm 2000 đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường Đồng Nai, biểu hiện trên các khía cạnh: xĩi mịn và sụt lở đất dốc, giảm dịng chảy mặt, cạn nguồn sinh thuỷ, khơ hạn lan rộng v.v…

Mặt khác độ che phủ rừng khơng đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Nếu huyện Tân Phú cĩ độ che phủ rừng cao nhất, thì Tp. Biên Hịa, Thống Nhất tỷ lệ che phủ rất thấp. Riêng vùng đầu nguồn Trị An thì độ che phủ vào loại khá thấp, điều này trực tiếp đe dọa hoạt động của hồ chứa, tính năng phịng hộ của rừng rất thấp, được xem là ở mức báo động nguy hiểm. Hướng suy thối rừng ở Đồng Nai thường thấy là các kiểu rừng bị khai phá, cấu trúc rừng bị thay đổi, các tầng cây gỗ bị mất đi và thay vào đĩ là tre nứa và tầng cây bụi, trảng cỏ, cuối cùng cây bụi trảng cĩ biến thành đất canh tác ở những nơi cĩ độ dốc thích hợp. Nguyên nhân chính gây ra xu hướng này là tác động của con người. Như vậy từ một cấu trúc rừng tốt, bền vững chuyển thành một đơn vị cĩ cấu trúc kém, ít bền vững. Điển hình cho xu hướng này cĩ thể quan sát đối với rừng cây họ dầu ở tỉnh Đồng Nai. Lâm trường La Ngà năm 1977 cĩ 19.000ha rừng giàu, sau 25 năm chỉ cịn 205ha, rừng tre nứa tăng lên.

III.2. HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRƯỜNG

III.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý

Từ năm 1993, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Sở KHCN&MT, Phịng Quản lý Mơi trường đã được thành lập với biên chế ban đầu 3 người; đến năm 2002 là 6 người. Ngồi ra, trong năm 1997 Sở được đầu tư và thành lập Trạm QT&PTMT với tổng số cán bộ cơng chức

là 15 người. Bên cạnh đĩ, Tp. Biên Hịa đã thành lập Ban KHCNMT (nay là Phịng

KHCNMT thành phố Biên Hịa) và các huyện đều cĩ 1-2 cán bộ chuyên trách quản lý

KHCNMT (nằm trong Phịng kinh tế Huyện).

Các cán bộ quản lý mơi trường đều được tham dự nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên mơn và cơng tác quản lý mơi trường, các hội thảo chuyên đề quản lý mơi trường do Bộ KHCNMT, Cục Mơi trường, các Bộ, Viện, trường Đại học tổ chức.

Đến cuối năm 2003, thực hiện chủ trương của Chính Phủ, Sở Tài nguyên và Mơi trường Đồng Nai được thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý mơi trường từ sở KHCN&MT sang kết hợp với Sở Địa chính và hình thành phịng mơi trường với biên chế hiện nay là 8 cán bộ (trong đĩ 2 thạc sỹ và 6 kỹ sư, cử nhân). Tiếp sau đĩ, tỉnh Đồng Nai đã hình thành mạng lưới tổ chức cấp huyện, thị về quản lý tài nguyên và mơi trường đĩ là Phịng quản lý Tài nguyên và Mơi trường huyện (thị) với biên chế từ 3 – 5 người.

III.2.2. Hoạt động quản lý bảo vệ mơi trường

III.2.2.1. Cơng tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm 2002, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 2840/QĐ.CT.UBT ngày 09/8/2002 về việc thành lập Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, kèm theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định. Tổng số báo cáo đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) đã duyệt là 16 báo cáo, trong đĩ do Sở KH, CN và Mơi trường thực hiện thẩm định báo cáo (ĐTM) và Tỉnh đã cấp quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM gồm 6 dự án bãi chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh và Thống Nhất (2 dự án); 3 dự án bệnh viện, 3 dự án về sản xuất kinh doanh, 01 dự án nghĩa trang và 3 dự án về hoạt động khai thác tài nguyên khống sản.

Thẩm định bản đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường: 112 dự án, trong đĩ Sở tổ chức thẩm định 111 dự án, dự án về kinh doanh xăng dầu (31/111 dự án), và 01 dự án do Bộ tổ chức thẩm định. Đối với các cơ sở thuộc diện phải kê khai về mơi trường, thẩm định và cấp phiếu xác nhận bản kê khai mơi trường: 38 cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác ĐTM vẫn cịn nhiều tồn tại thiếu sĩt cần được khắc phục như sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước trong quá trình lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường chưa tốt, cơng tác giám sát mơi trường sau thẩm định chưa được thực hiện.

III.2.2.2. Cơng tác thanh tra, xử lý vi phạm về mơi trường

Thanh tra Sở KHCN&MT thành lập theo Quyết định 163/QĐ.UBT ngày 15/01/1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai với chức năng thanh tra chuyên ngành về Khoa học, Cơng nghệ và Bảo vệ mơi trường phục vụ cho cơng tác quản lý Nhà nước của Sở.

Trong năm 2002, với lực lượng cán bộ gồm 5 đồng chí trong đĩ 01 thanh tra viên cấp 02 (Quyền Chánh thanh tra) cùng với 03 thanh tra viên cấp 01 và 01 cán bộ thanh tra, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Sở, Thanh tra Tỉnh và Thanh tra Bộ KHCN&MT cùng với sự phối hợp gắn bĩ với các phịng chức năng trong Sở, Thanh tra đã thực hiện 1 khối lượng cơng việc lớn và đạt được kết quả đáng khích lệ trong các mặt hoạt động sau đây :

III.2.2.3. Cơng tác quan trắc mơi trường

Trạm QT&PTMT đã hồn tất kế hoạch quan trắc năm 2002 theo chương trình quan trắc địa phương bao gồm quan trắc khơng khí (327 mẫu), quan trắc chất lượng nước mặt theo các chỉ tiêu qui định (700 mẫu nước sơng, hồ, suối). Ngồi ra cịn quan trắc định kỳ chất lượng nước sơng Đồng Mơn (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Kết quả tồn bộ các số liệu đo đạc ngồi hiện trường và kết quả phân tích trong phịng thí nghiệm đã đánh giá về diễn biến chất lượng mơi trường trên địa bàn tỉnh, trong năm 2002, phục vụ cĩ hiệu quả cho cơng tác thơng tin hiện trạng diễn biến các thành phần mơi trường cho UBND tỉnh kịp thời; đồng thời qua đĩ đã cung cấp các thơng tin dữ liệu về các thành phần mơi trường cho một số Sở, Ban, ngành, đơn vị trong tỉnh.

III.2.2.4. Cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm

Thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại của Thủ tướng Chính phủ và Qui định an tồn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại của UBND Tỉnh, năm 2002, Sở KHCNMT đã hướng dẫn và cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải cho 45 đơn vị; cấp giấy phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại cho 06 đơn vị.

Năm 2002, Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai kiểm tra mơi trường tại KCN Gị Dầu. Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải 06 doanh nghiệp; kiểm tra hệ thống xử lý khí thải 02 doanh nghiệp; kiểm tra mơi trường, nghiệm thu cơng trình cho 10 doanh nghiệp; giám sát hủy sản phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Hầu hết các doanh nghiệp khơng thực hiện chương trình giám sát chất lượng mơi trường theo yêu cầu kèm theo quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM hoặc phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường, bản kê khai mơi trường. Tuy nhiên, so với các năm trước việc giám sát sau ĐTM cĩ nhiều biến chuyển hơn, trong năm 2002 cĩ 38 đơn vị doanh nghiệp tiến hành thực hiện chương trình giám sát sau ĐTM. Năm 2002, Cơng ty TNHH Chang Shin, doanh nghiệp đầu tiên của Tỉnh Đồng Nai cĩ thành tích trong cơng tác bảo vệ mơi trường được Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường trao tặng giải thưởng mơi trường quốc gia.

Các doanh nghiệp cĩ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động của hệ thống xử lý kém hiệu quả, khơng đạt chất lượng; vận hành hệ thống mang tính đối phĩ. Vẫn cịn tồn tại các nhà máy nằm trong khu dân cư.

Về cơng tác quản lý chất thải: Tại Tp. Biên Hịa, Cơng ty DVMTĐT đã triển khai thu gom rác trên địa bàn 25/26 phường, xã (riêng phường Tân Vạn là tự tổ chức xử lý). Tổng số lượng

rác thu gom tại các hộ ở 25 phường xã bình quân ngày là: 400m 3/ngày. Lượng rác sinh hoạt

được thu gom trên tồn địa bàn thành phố hiện hiện chỉ đạt ở mức 55%- 60%. Đang triển khai lập hồ sơ đấu thầu và chuẩn bị thi cơng bãi chơn lấp chất thải sinh hoạt (15ha) tại phường Trảng Dài (Tp.Biên Hịa).

Cơng ty Sonadezi đang triển khai xây dựng bãi chơn lấp chất thải cơng nghiệp tại xã Giang Điền (huyện Thống Nhất) như lập báo cáo dự án khả thi, lập hồ sơ kỹ thuật mời tư vấn nước ngồi thiết kế các ơ chơn lấp chất thải đầu tiên, xây dựng nhà kho 3000m2 tại khu đất dự án để lưu giữ chất thải nguy hại, đang triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng.

Việc thu gom và quản lý chất thải y tế phát sinh từ các phịng khám tư nhân trên địa bàn các huyện/TP chưa được quan tâm đúng mức; việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng các bãi chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện cịn chậm so với yêu cầu bức xúc hiện nay, nên việc xử lý chất thải chưa được triệt để.

III.2.2.5. Cơng tác giáo dục - tuyên truyền và nâng cao nhận thức về mơi trường

Cơng tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ mơi trường ở địa phương trong nhiều năm qua, cho thấy vai trị của cộng đồng rất quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến về mơi trường nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa đất nước. Các hoạt động hưởng ứng 04 tuần lễ bảo vệ mơi trường đã dần dần đi vào nề nếp và trở thành phong trào rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời dấy lên phong trào ra quân bảo vệ mơi trường rộng khắp trên tồn Tỉnh.

III.2.3. Đánh giá, nhận xét

Nhìn chung các họat động bảo vệ và quản lý mơi trường trên địa bàn đã được triễn khai sâu rộng. Tuy nhiên do biên chế mỏng, kinh phí dành cho cơng tác thanh tra, quan trắc, giám sát cịn hạn chế nên mạng lưới quan trắc cịn rất sơ sài, chưa đủ tư liệu để đánh giá, cảnh báo hiện trạng mơi trường một cách xác thực. Ngịai ra, do cĩ quá nhiều doanh nghiệp cơng nghiệp trên địa bàn, trong khi biên chế cịn ít nên chưa thể quản lý một cách đầy đủ được. Ngịai ra, bộ phận quản lý mơi trường vừa hình thành tại các huyện, thị hầu như chưa cĩ chuyên mơn gì về mơi trường; hầu hết trong số này là cán bộ địa chính hoặc cán bộ phịng kinh tế củ chuyển sang nên năng lực quản lý về mơi trường là đều đáng quản tâm trong thời gian tới.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển bền vững (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w