Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý bãi rác ở gò Cát, quận Tân Bình (Trang 79 - 81)

C Dự phòng phí (= [(A) + (B)]*10 %) 6.283

d. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

- IRR còn gọi là suất sinh lời nội bộ, cho biết lãi suất thực sự khi NPV = 0. Nên giải pháp chỉ có hiệu quả nếu IRR lớn hơn suất chiết khấu i (chi phí cơ hội).

- Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy, IRR là 8% lớn hơn suất chiết khấu i = 4,55 của dự án. Điu này khng định gii pháp có hiu qu v mt kinh tế cho đến khi mc độ trượt giá và lãi sut đến 8%/năm.

4.6.4.2 Đối với cơ quan chủ quản dự án

- Hiện nay, bãi rác Gò Cát là vấn nạn cho quận Bình Tân và Tp.HCM, mỗi ngày tiêu tốn gần 50triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Nhưng nếu dự án LFMR sử

dụng hệ thống BIOPUSTER được triển khai thì sau khi hoàn thành sẽ trả lại nơi đây một diện tích đất rất lớn và rất giá trị.

- Tạm ước tính giá trị mặt bằng của bãi rác Gò Cát khi đã phục hồi: 250.000m2 x 25.000.000đ/m2 = 6.250.000.000.000đ

(Sáu ngàn hai trăm năm mươi tỷ đồng).

4.6.5. Hiệu quả về mặt môi trường

Khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát là một giải pháp có hiệu quả thiết thực về mặt môi trường:

- Tiếp tục tạo điều kiện phân hủy các chất thải hữu cơ là nguồn gốc phát sinh các loại ô nhiễm như: tạo mùi hôi, khí Methane dễ gây cháy nổ và gây hiệu ứng nhà kính (GHGs), ô nhiễm nguồn nước mặt và xâm hại nguồn nước ngầm, lây lan dịch bệnh,.. bằng giải pháp hiếu khí tại chỗ BIOPUSTER cho đến khi đạt mức độổn định và an toàn cho môi trường mới đi vào khai thác.

- Trong khai thác sẽ tiếp tục phân loại các chất thải nguy hại, sẽ thu gom và chuyển đến khu vực chuyên trách xử lý chất thải nguy hại. Các chất thải khác tiếp tục lưu trữ, trước khi chuyển đi đến các vị trí tái sử dụng hay tái chế, thời gian trữ tùy thuộc vào tính chất của từng loại.

- Loại trừ nguồn gốc gây ô nhiễm, loại trừ ô nhiễm hiện tại và tạo cảnh quan môi trường trong sạch sau khi phục hồi để tạo tiền đề phát triển khu dân cư và các

công trình công ích phục vụ dân sinh. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp phát triển theo cơ chế phát triển sạch – CDM (Clean Development Mechanism), loại trừ

khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại bãi rác.

4.6.6. Hiệu quả về xã hội

- Giải pháp này mang tính xã hội, để giải quyết các bất đồng của cư dân xung quanh bãi rác Gò Cát và chính quyền về chính sách trợ cấp độc hại, không giải tỏa vùng đệm và hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm do mùi hôi, khí thải, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm cũng như các dịch bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa, ...

- Xóa đi hoàn toàn các mầm móng gây ô nhiễm của chất thải, đáp ứng ước muốn của người dân sống gần bãi rác. Nơi đây sẽđược cải tạo thành vùng dân cư trù phú với môi trường trong lành. Ngoài ra, ngân sách nhà nước của Tp.Hồ Chí Minh sẽ

giảm đi một nguồn chi phí đáng kể về trợ cấp độc hại, xử lý nước rỉ rác, quản lý khí Biogas, đề phòng cháy nổ kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho hướng đô thị hóa

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý bãi rác ở gò Cát, quận Tân Bình (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)