14 Cd mg/l 0 0,01 15 Hg mg/l 0 0,
3.3.2. Lựa chọn phương án công nghệ
Các công nghệ LFMR đã phát triển và hoàn thiện dần qua các kinh nghiệm ở
nhiều quốc gia trên thế giới từ năm 1953 đến nay, mức độ an toàn cho sức khỏe và môi trường ngày càng được chú trọng.
LFMR bao gồm hai hoạt động chính: khai thác và phục hồi. Các công nghệ
khai thác đã và đang được áp dụng chỉ khác nhau ở khâu phân loại và xử lý các thành phần chất thải thu hồi tùy theo mục tiêu của từng dự án. Còn việc phục hồi mặt bằng dường như không có gì khác nhau ngoài mục đích sử dụng sau khi đã phục hồi.
Có các phương án công nghệ sau đây có thể nghiên cứu để áp dụng:
Phương án 1
- Phương án này áp dụng cho yêu cầu hạn chế tác hại ô nhiễm môi trường của các bãi rác và nâng cấp, kéo dài tuổi thọ các bãi rác đang hoạt động, tái cấu trúc các bãi rác mở thành bãi rác hợp vệ sinh.
- Các bước thực hiện được biểu diễn bằng hình 3.3:
Tái sử dụng Làm chất phủ Bán
Chất thải cá biệt (to) Thành phần mịn (đất) Kim loại Tái chôn lấp
Đào
Sàng thô Sàng tinh Tuyển từ Nghiền - Đóng rắn
Khảo sát, thăm dò
Hình 3.3 : Sơđồ công nghệ phương án 1
- Thuyết minh phương án:
+ Đầu tiên, khảo sát, thăm dò mức độ phân hủy các chất thải đã chôn lấp
để đảm bảo an toàn khi khai thác.
+ Đào từ khu vực ít mùi hôi và ít phát thải Biogas để có thời gian cho khí thải và mùi hôi giảm dần, chất thành luống.
+ Xúc, nạp liệu cho hệ thống sàng thô để loại chất thải có kích thước quá to. Có thể tái sử dụng hay tái chôn lấp.
+ Chuyển qua sàng tinh để tách thành phần mịn (đất phủ và hữu cơ đã phân hủy) làm chất phủ hàng ngày cho các ô đang hoạt động.
+ Tuyển từ, thu hồi kim loại.
+ Đóng rắn và tái chôn lấp các thành phần còn lại trên sàng.
- Những ưu và nhược điểm của phương án này: Ưu điểm
o Thực hiện ngay tại bãi chôn lấp đang hoạt động (hay đã đóng cửa).
o Ít tốn chi phí đầu tư.
o Giảm chi phí nhập chất phủ hàng ngày.
o Sử dụng hiệu quả diện tích bãi chôn lấp và nâng cấp bền vững. Nhược điểm
o Đầu tư thêm trang thiết bị khai thác, xử lý.
o Tốn kém chi phí vận hành và bảo trì hệ thống khai thác, phân loại, vận chuyển (mức độ hao mòn và mài mòn cao).
o Chưa tách lọc và xử lý triệt để tài nguyên từ chất thải. Thành phần tái chôn lấp lớn. Khó áp dụng cho các dự án phục hồi bãi rác để giải phóng mặt bằng cho các mục đích sử dụng khác.
o Do chất thải chưa được chưa hiếu khí hóa chuyển sang trạng thái ổn
định nên quá trình khai thác gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ cháy nổ.
Phương án 2 (Khí hóa hồ quang Plasma)
- Đây là công nghệ vận dụng kỹ thuật cao (khí hóa Plasma) để nhiệt hóa toàn bộ chất thải, không cần phân loại. Các chất thải đã chôn lấp sau khi đào lên được chuyển thẳng đến nơi nạp liệu cho các lò phản ứng Plasma. Khi đó:
+ Vật chất có Carbon (hữu cơ) được biến đổi đến 99%. Các vật chất không Carbon (vô cơ) được biến đổi thành thủy tinh. Kim loại nóng chảy được tách lọc từ thủy tinh và tái tạo thành các sản phẩm bán được, không còn sản phẩm thừa.
+ Khí nhiên liệu tạo ra sạch hơn nhiều so với tiêu chuẩn của các quá trình khí hóa và chỉ chứa một tỷ lệ rất nhỏ các nguyên tố nguy hại như: Chlorine, Sulfur và kim loại nặng, nhựa đường (Tar), Furan và Dioxin. Khí gas hình thành được dùng để
vận hành turbine phát điện.
- Công nghệ Plasma là công nghệ hiện đại để loại trừ hoàn toàn chất thải nguy hại và không nguy hại ở nhiệt độ cao, có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
o Xử lý hoàn toàn các loại chất thải, không cần phân loại.
o Các sản phẩm hình thành sau quá trình xử lý: thủy tinh, kim loại tái chế, điện, hóa chất, ...) đều có thể bán được. Không còn chất thải dư thừa. Đây là giải pháp xử lý chất thải triệt để.
o Ít khí thải nguy hại và được kiểm soát tốt Nhược điểm
o Chi phí đầu tư khá cao: tại tỉnh St.Lucie – Mỹ, nơi đầu tư xây dựng hệ
thống khí hóa Plasma để xử lý chất thải đã chôn lấp của tỉnh, với công suất 3.000tấn chất thải/ngày đã tốn tổng chi phí là 450triệu USD. Dự án chỉ thật sự đạt hiệu quả khi chi phí xử lý cho 1tấn chất thải khoảng 30USD.
o Yêu cầu cơ sở hạ tầng, điện, khí cao. Với hệ thống khí hóa plasma công suất 3.000tấn/ngày cần 6lò phản ứng, mỗi lò có 6đầu đốt plasma, mỗi
đầu plasma yêu cầu 1,2 ÷2,4MWh.
o Yêu cầu công nhân vận hành có trình độ cao để vận hành lò phản ứng có nhiệt độ rất cao và các quá trình chuyển hóa nhiệt, điện, hơi, ...
Phương án 3
- Phương án 3 là một công nghệ khai thác và phục hồi bãi rác do Tập đoàn các công ty của Đức và Áo cung cấp.
- Công nghệ này bao gồm 2giai đoạn:
+ Hiếu khí hóa và ổn định chất thải đã chôn lấp.
+ Khai thác, phục hồi mặt bằng bãi rác. Giai đoạn này bao gồm 4công
o Đào rác thải đã chôn và chuyển đến thiết bị phân loại. o Phân loại các dòng chất thải có khả năng tái chế lẫn với đất. o Chuyển đất đến vị trí lưu trữ và các dòng chất thải có khả năng tái chế đến vị trí hoạt động của bãi rác để xử lý, tái chế và loại trừ. o Phục hồi mặt bằng bãi rác. Bình luận: - Do bãi rác Gò Cát nằm trên vùng đất có vị trí rất đặc biệt, rất nhạy cảm về
môi trường, chính vì vậy không thể áp dụng công nghệđơn giản như phương án 1.
- Và điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa cho phép cũng chưa cần thiết phải đầu tư công nghệ khí hóa hồ quang Plasma như phương án 2.
- Còn phương án 3 có tính an toàn cao, không đặt nặng vấn đề kinh tế nhưng vẫn đảm bảo thu hồi, tái tạo một lượng lớn nguồn tài nguyên từ chất thải đã chôn lấp,
đáp ứng được nhu cầu thị trường. Phương án này chú trọng cao các tính khả thi về
mặt môi trường và kỹ thuật. Có thể nâng cao công suất khai thác và nhanh chóng phục hồi mặt bằng bãi rác trong điều kiện an toàn, hạn chế tác động cho môi trường.
Quyết định lựa chọn: “Phương án 3 – Công nghệ LFMR có hiếu khí hóa và ổn định chất thải đã chôn lấp, của Tập đoàn các công ty từ Đức và Áo, được chọn để xử lý bãi rác Gò Cát, nhằm trả lại mặt bằng cho quận Bình Tân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”.
Hình ảnh minh họa:
CHƯƠNG 4: