Cơ sở để thế giới chọn công nghệ LFMR

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý bãi rác ở gò Cát, quận Tân Bình (Trang 39 - 41)

14 Cd mg/l 0 0,01 15 Hg mg/l 0 0,

3.2.5.Cơ sở để thế giới chọn công nghệ LFMR

Khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) là một giải pháp quản lý chất thải mới nhằm giải quyết các vấn đề môi trường do xây dựng, vận hành, và quản lý hay xử lý kém hiệu quả khi đóng cửa bãi rác.

Công nghệ này áp dụng nhằm vào một số mục đích như: kéo dài tuổi thọ các bãi rác; hoặc giải phóng mặt bằng bãi rác, chuyển mục đích sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.

Công nghệ LFMR phù hợp cần đáp ứng một số tiêu chí sau:

Có tính khả thi về mặt môi trường

- Khi thực hiện các giải pháp công nghệ, tiến hành dự án phải hạn chếđến mức thấp nhất các tác động về khí thải, nước thải và chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi

trường xung quanh. Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân vận hành và chuyên gia làm việc tại công trường.

Có tính khả thi về mặt kỹ thuật:

Công nghệ phải đảm bảo phù hợp với:

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng dự án.

- Tính chất, thành phần và độổn định của chất thải đã chôn lấp.

- Đáp ứng yêu cầu công suất, thời gian thực hiện và mục tiêu của dự án.

- Khả năng đáp ứng về hạ tầng (điện, nước, giao thông, ..) của vùng dự án.

- Thiết bị phục vụ thực hiện giải pháp công nghệ phải đảm bảo tính chắc chắn, di động, dễ vận hành, sửa chữa, bảo trì trong điều kiện làm việc đặc thù dễ hao mòn.

- Có đầy đủ phương tiện và giải pháp ứng phó với các sự cố trong vận hành hệ

thống thiết bị thực hiện dự án.

- Phù hợp trình độ quản lý và làm chủ công nghệ của nhà đầu tư. Đảm bảo công nhân vận hành được huấn luyện và thật sự làm chủ công nghệ trong phạm vi và thời gian tác nghiệp.

Có tính khả thi về mặt kinh tế

- Chi phí đầu tư xây dựng và mua sắm, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị thực hiện dự án hợp lý và nằm trong khả năng nhà đầu tư có thể chấp nhận khi cân đối về

hiệu quảđầu tư.

- Nguồn thu từ dự án đáp ứng mục tiêu đề ra và đảm bảo tính hiệu quả, an toàn về mặt kinh tế cho nhà đầu tư.

Có tính khả thi về mặt xã hội

- Công nghệ khi được thực hiện phải thật sự hạn chế các tác động về môi trường và được sự đồng thuận của cư dân lân cận, cũng như chính quyền trong khu vực. Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Không đòi hỏi tiêu chuẩn khắc khe về đối tượng chất thải khai thác.

- Theo nhận xét của một số chuyên gia môi trường nước ngoài, chỉ có những giải pháp công nghệ mang tính bền vững không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường mới được chấp nhận áp dụng cho các dự án khai thác và phục hồi các bãi rác. Nếu phải tốn kém nhiều cho chi phí quản lý, duy trì các bãi trong một thời gian dài thì nên khai thác và phục hồi, chuyển sang các mục đích sử dụng khác.

3.2.6. Nhận xét và đánh giá

Khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) là một giải pháp công nghệ tương đối mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng nó đã chứng tỏ được hiệu quả đáng kể tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngay cảở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Mặc dù mỗi dự án LFMR đặt ra những mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu chung của các dự án này là giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường, những phản ứng, bức xúc của cộng đồng cư dân, và những trở ngại về kinh tế - xã hội.

Kết luận: “Trong thi đim hin nay, vn đề môi trường được c thế gii coi trng hàng đầu và tc độ phát trin kinh tế - xã hi cũng đang được đẩy mnh

nhiu quc gia, thì gii pháp LFMR cn được quan tâm đầu tư nghiên cu phát trin và áp dng rng ri hơn”.

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý bãi rác ở gò Cát, quận Tân Bình (Trang 39 - 41)