1. 3 Q un lý ri ro tí nd ng ca NHTM ụủ
3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp kiểm tra rủi ro tín dụng. Do đó tăng cường quản lý và đào tào nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng lâu dài đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng.
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng:
Để đảm bảo mục tiêu của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng mỗi cán bộ tín dụng bên cạnh nền tảng kiến thức sâu rộng về những lĩnh vực có liên quan hoạt động tín dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân tích.
Chính sách đào tạo: Do hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng hiện nay chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật còn hạn chế. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có ý thức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên trau đòi tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cần xây dựng một chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng một cách hiệu quả, cụ thể khuyến khích cán bộ tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá và phân tích cho cán bộ tín dụng.
Ngoài ra, chi nhánh nên tổ chức các buổi trao đổi thảo luận giữa cán bộ làm công tác tín dụng để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đặc biệt khi đưa vào áp dụng một quy định mới trong tín dụng. Chi nhánh còng có thể mời các chuyên gia đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm trong công việc.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật, chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên cơ sở phát huy vai trò giám sát nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục các ngân hàng thương mại từ đó đảm bảo cho sự khỏe mạnh của cả hệ thống ngân hàng.
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ có một ngân hàng đơn độc thì không khắc phục được. Cho nên, phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong công tác rủi ro tín dụng. Để làm được điều này, cần có công tác chỉ đạo trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước tới toàn hệ thống dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và khóa đào tạo cập nhật kiến thức.
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
• Chính phủ:
Với tư cách là người tạo lập ra môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận thông tin giúp cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có vì vậy cần phải xây dựng chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng trong việc
xem xét, đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành qua đó giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường giám sát nội bộ và kiểm toán đối với doanh nghiệp
Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế và khu vực các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm toán, giám sát nội bộ. Các công ty không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần dịch vụ kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về mặt tài chính kế toán và giải pháp pháp lý góp phần lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước còng cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
• Kiến nghị với các cơ quan chức năng:
Bộ tài nguyên môi trường và Bộ tư pháp cần triển khai tốt các hoạt động liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, đưa hệ thống này lên mạng để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng. Việc làm này sẽ giúp các NHTM tìm hiểu được tình hình đảm bảo tiền vay của khách hàng, tìm hiểu các thông tin liên quan về tình hình vay nợ và việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Bộ tài nguyên môi trường cần đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà để việc nhận tài sản đảm bảo của ngân hàng được an toàn và thuận lợi. Ngoài ra, Bộ tài nguyên môi trường và Bộ tư pháp cũng nên quy định và yêu cầu các cán bộ của mình tuân thủ thời gian tối đa để giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm của các NHTM, tránh việc xử lý, tác nghiệp của cán bộ thụ lý hồ sơ quá lâu như hiện nay.
Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND các tỉnh và thành phố cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề, quy mô đã đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư. Cần thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh như buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế.
Bộ tài chính, Tổng cục thuế cần có biện pháp phù hợp về kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh về kế toán thống kê, thực hiện kiểm toán hàng năm với các doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng có thể xác định chính xác năng lực tài chính của các đơn vị vay vốn. Bộ tài chính cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán nợ, đòi nợ để ngân hàng dễ dàng xử lý các khoản nợ khó đòi.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất của NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, bài viết của em đã hoàn thành.Với khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài viết chắc hẳn còn có nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báu của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại...2
1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ...2
1.1.1. Khái niệm: ...2
1.1.2.Phân loại tín dụng:...2
1.1.3.Các nghiệp vụ tín dụng...5
1.1.4.Các hình thức đảm bảo trong tín dụng ...17
1.1.5.Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng ngân hàng ...23
1.1.6. Chất lượng tín dụng và xếp loại ngân hàng ...24
1.1.7. Vai trò của tín dụng ngân hàng...25
1.1.8. Chính sách tín dụng ngân hàng ...28
1.2. R i ro tín d ng c a Ngân h ng thủ ụ ủ à ương m i. ạ ...29
1. 2. 1. Khái niệm rủi ro tín dụng. ...29
1. 2. 2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng. ...31
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng...35
1. 3. Qu n lý r i ro tín d ng c a NHTM. ả ủ ụ ủ ...38
1.3.2. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. ...38
1.3.3. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng. ...40
1.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng. ...41
2.1.Nh ng nét chung v Habubank ữ ề ...58
2.2.Th c tr ng v r i ro tín d ng t i Habubank ự ạ ề ủ ụ ạ ...69
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Habubank ...69
+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Habubank trong từng thời kỳ. ...73
|+ Tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh bên cạnh đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. ...73
+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng. ...73
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân. ...74
2.3. Th c tr ng qu n lý r i ro tín d ng t i Habubank ự ạ ả ủ ụ ạ ...77
2.3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng ...77
2.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng...78
+) Giám đốc chi nhánh: thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đó được duyệt. Giám Đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám Đốc chi nhánh phải trình Tổng giám đốc phê duyệt...79
3.1. nh hĐị ướng ho t ạ động tín d ng c a ngân h ng trong th i gian t iụ ủ à ờ ớ...88
3.2. Gi i pháp t ng cả ă ường qu n lý r i ro tín d ng t i Ngân h ng thả ủ ụ ạ à ương m i c ạ ổ ph n nh H N iầ à à ộ...90
3.2.1.Tiếp tục hoàn thiện quy chế tín dụng mới...90
3.2.2. Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng ...91
3.2.3 Nâng cao vai trò của phòng Quản lý rủi ro tín dụng...94
3.2.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo...96
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay...97
3.2.6.Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ...100
3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng...101
3.3. M t s ki n nghộ ố ế ị...102
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan...102