1. 3 Q un lý ri ro tí nd ng ca NHTM ụủ
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Habubank
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
Tổ chức hoạt động tín dụng tại Habubank được phân làm 3 cấp: Hội sở, chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.
2.2.1.1.1. Tại hội sở chính.
+ Ủy ban quản lý rủi ro.
Ủy ban quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro, đứng đầu ủy ban là chủ tịch Hội đồng quản trị. Các thành viên của ủy ban thường là hoạt động bán nhiệm và thường là những người đại diện cho ban lãnh đạo hoặc hiện đang là những người được phân công phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của NH như phòng Vốn, phòng quản lý tín dụng, Phòng phân tích tổng hợp kinh tế, Phòng đề án tín dụng.
+ Hội đồng tín dụng trung ương.
Hội đồng tín dụng trung ương được thành lập nhằm hỗ trợ cho ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Chủ tịch hội đồng là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng là phó tổng phụ trách các hoạt động tín dụng.
khách hàng và pháp chế. Nhiệm vụ của hội đồng là xem xét và phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc các chi nhánh.
+ Phòng quản lý tín dụng.
Phòng quản lý tín dụng thực hiện 3 vai trò chủ yếu: theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng, hướng dẫn và ban hành các chính sách liên quan đến hồ sơ tín dụng, xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
+ Phòng đầu tư dự án.
Phòng đầu tư dựa án thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm định các dự án vượt hạn mức phán quyết của giám đốc các chi nhánh và trực tiếp xem xét thẩm định các dự án lớn tại Hà Nội.
+ Phòng công nợ.
Phòng công nợ chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các khoản vay khó đòi (trên 180 ngày), theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nợ khó đòi và xử lý nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro. Xem xét thẩm định miễn giảm lãi vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh.
+ Phòng thông tin tín dụng.
Phòn thông tin tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi thu thập thông tin có liên quan đến hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và trong các hoạt động khác có liên quan. Phối hợp thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin phục vụ thông tin hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống, và thông tin phục vụ quản lý. Đầu mối quan hệ giao dịch trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung cấp thông tin khác.
+ Phòng quan hệ khách hàng.
Phòng quan hệ khách hàng quản lý quan hệ với một số khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
+ Phòng pháp chế.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội.
2.2.1.1.2. Tại chi nhánh cấp 1.
+ Hội đồng tín dụng cơ sở
Hội đồng tín dụng cơ sở được thành lập nhằm hỗ trợ ban giám đốc chi nhánh trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở là giám đốc chi nhánh, phó chủ tịch hội đồng quản trị là một phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng hoặc một phó giám đốc khác do HĐTD quy định. Nhiệm vụ của hội đồng tín dụng là xét duyệt giới hạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vượt phán quyết của giám đốc chi nhánh song do phức tạp nên cần đưa lên hội đồng tín dụng nhằm thẩm định đánh giá lại.
+ Phòng tín dụng, phòng đầu tư dự án, phòng khách hàng, bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch.
Tùy theo quy mô hoạt động phòng giao dịch và các chi nhánh có thể thành lập thêm các phòng như đầu tư dự án, cho vay trả góp, … Trường hợp chi nhánh chỉ có một phòng tín dụng thì phòng tín dụng xem xét cho vay tất cả các loại hình đối với khách hàng. Trường hợp chi nhánh có thêm các phòng thì hầu như tên gọi của các phòng đã nói lên nhiệm vụ của phòng đó.
Do quy mô hoạt động của các phòng giao dịch thường là nhỏ, phạm vi hẹp cho nên không tách thành lập riêng phòng tín dụng mà chỉ một bộ phần thuộc sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng giao dịch.
2.2.1.1.3. Tại chi nhánh cấp 2.
Chi nhánh cấp 2 thường chỉ có một phòng tín dụng do đó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình vay đến khách hàng.
CHI NHÁNH CẤP 1
CHI NHÁNH CẤP 2 HỘI ĐÒNG QUẢN
TRỊ ỦY BAN QUẢN LÝ RR
BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐÒNG TÍN
DỤNG CÔNG NỢ QLTD DT DA TT TD QH KH BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐÒNG TÍN DỤNG PHÒNG TD PHÒNG GD PHÒNG DTDA BAN ĐIỀU HÀNH PHÒNG TÍN DỤNG
2. 2 .1. 2. Chính sách tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
a. Nguyên tắc chung + Tuân thủ pháp luật.
Tất cả các nhân viên của NH thương mại cổ phần Nhà Hà Nội các quy định của pháp luật trong hoạt động và các quy định có liên quan.
Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng của Habubank vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Habubank trong từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hòa trong chiến lược kinh doanh chung của Habubank. Vì thế việc mở rộng phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh của từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ của các bộ phận khác trong hệ thống của Habubank đặc biệt là bộ phận khách hàng, bộ phận nguồn vốn và bộ phận thanh toán.
|+ Tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh bên cạnh đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.
Chính sách tín dụng của Habubank vừa đảm bảo tính an toàn tín dụng song vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển theo từng giai đoạn nhất định.
+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng.
Trong cấp tín dụng Habubank thực hiện thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Các ưu đãi tín dụng, nếu có, chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí của khách hàng.
Việc giao dịch khách hàng được xây dựng theo một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch của khách hàng đều do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân.
Habubank đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phỉa chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
b. Kết quả hoạt động tín dụng tại Habubank
Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khao trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng –là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6. 087. 385 tỷ đồng tăng 82. 7 % so với năm 2005.
Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty cổ phần, TNHH chiếm 59. 63 %, dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 26. 45 % bởi đây là những đối tượng khách hàng được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của Habubank. Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng.
Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006:
Tổng dư nợ đến 31/12/2006: 70. 39 % cho vay ngắn hạn 29. 61 % cho vay trung, dài hạn
- Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp: 59. 63 % công ty CP, TNHH 9. 88 % DNNN
1. 41 % DN có vốn đầu tư nước ngoài 1. 06 % Hợp tác xã
1. 58 % Tổ chức tín dụng 26. 45 % cá nhân, hộ gia đình - Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế: 63. 51 % thương mại
3. 18 % sản xuất và chế biến, may mặc 6. 17 % xây dựng
1. 02 % vận tải và thông tin liên lạc 25. 92 % các ngành khác.
Đến 2007 Tổng dư nợ là: 8.143 tỷ đồng.
2.2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng tại Habubank
+) Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ: Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ từ 2001-2006 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 672.899 999.225 1.596.105 2.362.641 3.330.218 4.956.524 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.56% 0.84% 0.82% 1.41% 1.1% 1.05% +) Tỷ lệ trích dự phòng/ tổng dư nợ: Bảng 2.6: Tỷ lệ trích dự phòng/ Tổng dư nợ từ 2001-2006 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 672.899 999.225 1.596.105 2.362.641 3.330.218 4.956.524 Dự phòng nợ khó đòi 1.355 1.108 3.217 12.412 14.783 17.346 Dự phòng/tổng dư nợ 0.2% 0.11% 0.2% 0.52% 0.44% 0.35%
Ta thấy dự phòng nợ khó đòi hầu như tăng dần qua các năm chỉ trừ năm 2002 giảm so với 2001 sau đó lại tăng lên và đặc biệt tăng cao bắt đầu từ 2004.Đến 2006 dự phòng nợ khó đòi cao nhất, đạt 17.346 triệu đồng.Năm 2004 dư nợ tăng 84 % trong
khi đó trích lập dự phòng nợ khó đòi tăng 285% so với năm 2003 do Habubank thấu được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng và chú trọng hơn đến việc quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng. Cho đến khi quyết định 493/2005/QĐNHNN chính thức ban hành ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì quỹ dự phòng nợ khó đòi của Habubank ngày càng tăng. Tuy nhiên xét theo tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi/ tổng dư nợ thì tỷ lệ này của Habubank vẫn thấp (dao động từ 0,2% - 0,52%), đảm bảo rủi ro tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát.
Cụ thể dự phòng nợ khó đòi phân theo nhóm năm 2005 (theo số liệu báo cáo của Habubank năm 2005) là:
- Nhóm 2: 8.869 triệu đồng. - Nhóm 3: 2.069 triệu đồng. - Nhóm 4: 1.034 triệu đồng. - Nhóm 5 : 2.811 triệu đồng.
Như vậy có thể thấy rằng dự phòng nợ khó đòi tập trung ở phần lớn tại nhóm 2. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ nhóm 2 bao gồm: các khoản nợ quá hạn quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Theo quyết định 343/HBB ngày 20/4/2006 thò nợ lãi qua 10 ngày cũng chuyển nhóm. Điều đó cho thấy nợ quá hạn tại Habubank vẫn chủ yếu là các khoản nợ có khă năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng chậm trả lãi và trả gốc do một số nguyên nhân khách quan
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank
2.3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng
2.3.1.1. Cơ sở của chính sách
Chính sách cho vay của Habubank do hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cỏn bộ tín dụng.
Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
- Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng Nhà Nước ban hành. - Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành.
- Chiến lược, định hướng của Habubank.
2.3.1.2. Nội dung chính sách cho vay Khách hàng hàng
+) Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội không giới hạn đối tượng vay vốn cụ thể nào cả, hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tớnh bỡnh đẳng chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.
+) Nguyên tắc cho vay: khách hàng vay vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. +) Điều kiện cho vay: Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.
+) Mức cho vay: trong chính sách cho vay ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội không quy định một mức cho vay cụ thể mà giao cho giám đốc các chi nhánh tự quyết mức cho vay căn cứ theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội và theo quy định của pháp luật.
+) Lãi suất cho vay: Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội thực hiện chính sách cho vay linh hoạt, hội sở chính không thực hiện biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh, mà thông qua cụng cụ lãi suất cho vay vốn và các hưỡng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hưỡng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống ngân hàng còng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh đưa ra mức lãi suất có lợi cho mỡnh.
Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.
Phương thức áp dụng lãi suất còng linh hoạt. Các chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh.
+) Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội tự xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định của mỡnh trong lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi cho vốn vay chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợ của phương án, dự án vay