2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 31)

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Quản lí rủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, xác thực gây rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn chế.

* Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng.

Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro tín dụng mà nguyên nhân thuộc về ngân hàng, có thể kể ở đây một số nguyên nhân như sau:

+ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Tùy theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, ví dụ Ngân hàng A có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nhằm thu được một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc một thị phần lớn hơn, trong khi đó, một Ngân hàng B chỉ chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhỏ mặc dù các khoản lợi nhuận kỳ vọng chỉ ở mức trung bình, song có độ an toàn cao hơn so với Ngân hàng A.

+ Bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, mạng lại nhiều lợi nhuận hơn song mức độ rủi ro còng cao hơn. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng mà xác định được khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Ngân hàng tién hành mở rộng hay đưa ra một sản phẩm tín dụng mới phải phù hợp về mức độ tin cậy đối với khả năng trả nợ của người vay. Các rủi ro trong từng sản phẩm mang tính chất dặc thù riêng biệt, do đó ngân hàng cần xác định các rủi ro thông qua bản chất của từng sản phẩm và thực hiện biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất theo các tiêu chuẩn cho từng loại.

+ Áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng: Hiện nay khi các ngân hàng đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các khoản tín dụng được chấp nhận dễ dàng hơn nhằm tăng thêm thị phần cho ngân hàng song còng đem lại nhiều rủi ro hơn.

+ Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung trong danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng. Một khoản vay mang một đặc điểm bất lợi nào đó sẽ có khả năng gây ra thất thoát trầm trọng hơn nếu ngân hàng có mức độ tập trung cao cào các khỏan cho vay có cùng các đặc điểm này. Ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro do tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lí, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn, từ đó bảo đảm duy trì một danh mục tín dụng đa dạng.

+ Các hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp, chặt chẽ, thống nhất và hợp lý.

+ Do bản thân các ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu thường không phản ánh vào tài khoản và chuyển thành nợ khó đòi vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của ngân hàng, khiến cho bảng cân đối “không đẹp”. Điều này dẫn tới việc ngân hàng tiếp tục gia hạn cho khách hàng nhiều lần, cho phép khách hàng đảo nợ và dẫn đến việc không thực hiện thu nơ đúng theo hợp đồng tín dụng.

+ Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, cập nhật và chíng xác khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp rất nhiều khó khăn.

- Ngân hàng chưa có được thông tin đầy đủ về toàn bộ thị trường của khách hàng.

- Ngân hàng không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về khách hàng như thông qua các ngân hàng khác, thông qua các khách hàng khác, thông qua báo chí và các cơ quan có liên quan… Ngân hàng không đánh giá được chính xác mối quan hệ đã và đang có của doanh nghiệp đối với các định chế tài chính khác, mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại khác do các doanh nghiệp có thể vay cùng một

lúc nhiều ngân hàng (doanh nghiệp đang vay cụ thể bao nhiêu, của những tổ chức nào, đã trả nợ được bao nhiêu, chưa trả nợ hoặc quá hạn bao nhiêu…).

+ Xuất phát từ những cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng chưa có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng.

- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ (bao gồm ngành nghề kinh doanh, mùa vụ, tư cách phẩm chất của khách hàng, chiến lược kinh doanh, thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế, uy tín của doanh nghiệp).

- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về ngành hàng kinh doanh, tiềm năng và vị trí của ngành hàng đó trong toàn bộ nền kinh tế; xu hướng phát triển của ngành hàng đó hiện nay và trong tương lai trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; các chủ trương của Nhà nước về sự phát triển của ngành hàng này trong tương lai, chứng minh bằng các con số cụ thể và các văn bản pháp luật cụ thể.

- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về phương án kinh doanh của khách hàng.

- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xácvề những đối tác tham gia bảo lãnh cho các khoản tín dụng.

- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về các tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng.

- Cán bộ tín dụng không dự báo được những vấn đề có thể phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng (việc dự đoán các vấn đề này còn tùy thuộc vào thời hạn của từng khoản vay, ví dụ như các khoản vay nhắn hạn thì việc dự đoán còng chỉ trong một thời gian ngắn, còn các khoản vay dài hạn thì việc dự đoán phải bao quát một khoảng thời gian dài hơn và yêu cầu cụ thể hơn, chặt chẽ hơn).

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ khiến cho việc xem xết các khoản cho vay không được khách quan và đúng đắn, có thể gian lận hoặc cố tình làm sai:

•Định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do có sự thông đồng với khách hàng.

•Trực tiếp thu nợ gốc và lãi những không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích cá nhân.

•Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty TNHH gia đình.

•Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền ngân hàng. * Những nguyên nhân thuộc về khách hàng.

+ Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực quản lí của khách hàng, bao gồm:

- Khả năng quản lí trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không tốt dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Sự yếu kém trong việc tính toán những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai của khách hàng hoặc do họ quá mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao.

- Sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro.

- Tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng, khiến cho nguồn vốn thu hồi chậm và không hiệu quả.

- Những thay đổi bất ngờ trong tổ chức nội bộ của khách hàng mà ngân hàng không kiểm soát được.

+ Những nguyên nhân xuất phát từ sự không tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã kí với ngân hàng, bao gồm:

- Sự cố ý của khách hàng trong việc gian lận nhằm lừa đảo ngân hàng.

- Khách hàng sử dụng khoản vay không đúng với mục đích ban đầu khi xin cấp tín dụng.

- Sự cố ý không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn của khách hàng nhằm sử dụng được vốn vay trong thời gian lâu dài hơn. Trong thực tế, nguyên nhân này có thể mang tính khách quan nhiều hơn, trong trường hợp doanh nghiệp chưa thu được tiền đúng thời hạn phải chi trả cho ngân hàng. Đây không phải là do hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả mà chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian không phù hợp. Trong trường hợp này ngân hàng phải xem xét kỹ và có thể gia hạn cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho họ thanh toán nợ đầy đủ cho ngân hàng.

Đối với từng khách hàng khác nhau thuộc các ngành nghề khác nhau thì mức độ rủi ro còng khác nhau. Trong chiến lược kinh doanh của NHTM, việc lựa chọn các khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là một việc làm thiết yếu. Sự tồn tại của các ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và sự phát triển của khách hàng hay ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng. Đối với những đối tượng khách hàng mục tiêu ngân hàng cần co những nghiên cứu sâu rộng về ngành hàng, tình hình thị trường còng như khả năng phát triển trong tương lai.

* Những nguyên nhân khách quan.

Những nguyên nhân khách quan tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rò thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay tạo thuận lợi hay khó khăn với người cho vay. Nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những tổn thất khó khăn. Trong những trường hợp khác người vay có thể tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng cả gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của nguyên nhân bất khả khang đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song NH phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

(1) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; (2) Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ;

(3) Nợ có vấn đề.

(4) Tính đa dạng hóa của tài sản;

(5) tình hình tài chính và phương án của người vay (các yếu tố của người vay) hoặc xếp hạng tín dụng người vay;

(6) Đảm bảo tiền vay;

(7) Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng; (8) Môi trường hoạt động của người vay.

1.2.3.1. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng số dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản…

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với NH, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến các thanh khoản và rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh khoản: chi phí tăng để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng: Hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Các quan điểm khác nhau, các cách tính khác nhau về kỳ hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này biến dạng.

Thứ nhất, do định kỳ hạn nợ không đúng.

Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho vay không quan tâm thích đáng đến chu kỳ kinh doanh của người vay, hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kỳ hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro. Kỳ hạn nợ không phù hợp với chu kỳ thu thập của người vay. Khi đến hạn, người vay dĩ nhiên sẽ không thể trả được nợ, gây nợ quá hạn.

Khoản nợ này trở thành mối đe dọa tài chính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm khoản phụ phí để gia hạn nợ, hoặc phải chịu lãi suất phạt.

Thứ 2, do đảo nợ hoặc giãn nợ.

Nhiều khoản nợ người vay không có khả năng hoàn trả có thể được đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế. Để che dấu đối với ngân hàng cấp trên hoặc để không không phải chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên ngân hàng thỏa thuận vay khaonr mới để trả khoản cũ. Nhân viên ngân hàng còng có thể thực hiện giãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vay không thể trả được. Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng.

Thứ 3, do chính sách cho vay.

Rất nhiều các khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi bằng phát mại tài sản (doanh nghiệp nhà nước, người nghèo, tài sản không rõ ràng…). Những khoản cho vay này phần lớn là cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. Khi Chính phủ chưa có biện pháp giải quyết chúng vẫn tồn tại trên bảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản “ảo”. Xử lý khoản nợ này rất phức tạp. Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh (khi được Chính phủ đồng ý). Tuy nhiên, chúng thực sự đe dọa thu nhập của các ngân hàng nếu Chính phủ không tìm được nguồn bù đắp.

1.2.3.2. Các khoản chi tiêu khác.

Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…

- Điểm của khách hàng: thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng... Ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tieu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng. Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.

- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa dc coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.

- Tính kém đa dạng của tín dụng: đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa.

- Mất ổn định vĩ mô: chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn đinh, thiên tai… đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng Xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.

1. 3. Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

1.3.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến nên hậu quả khó lường trước. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đến quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w